Hòa tan m gam Mg vào 500 ml dung dịch chứa HNO3 0,6M; AgNO3 0,4M và Fe(NO3)3 0,4M thu được dung dịch X; 2m + 7,04 gam hỗn hợp kim loại và 0,672 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO, N2 có tỷ khối so với H2 bằng 44/3. Cho thêm 1200 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X, sau đó lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch Y, cô cạn dung dịch Y thu được chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi thu được 78,45 gam chất rắn. Khối lượng muối trong dung dịch X gần nhất với A. 81 gam B. 87,1 gam C. 80,7 gam D. 84 gam
Dẫn 13,44 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm CO, H2 đi qua m gam hỗn hợp rắn gồm Zn, MgO, CuO đun nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn X và thấy thoát ra hỗn hợp khí và hơi Y. Dẫn Y vào bình đựng dung dịch NaOH dư thấy thoát ra 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí. Hòa tan hết hỗn hợp rắn X trong 165,9 gam dung dịch HNO3 60%, sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối và thấy thoát ra hỗn hợp khí T gồm 0,22 mol NO và 0,1 mol NO2.Cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được hỗn hợp muối khan (trong đó nitơ chiếm 15,55% về khối lượng). Mặt khác dung dịch Z tác dụng tối đa với dung dịch chứa 1,39 mol NaOH. Phần trăm khối lượng của CuO trong hỗn hợp rắn X gần nhất với A. 20%. B. 42%. C. 18%. D. 33%.
Hòa tan hết 116,4 gam hỗn hợp gồm Fe, Fe3O4 và CuO trong 900 gam dung dịch HNO3 35,0%, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X chứa các muối có khối lượng 373,0 gam và hỗn hợp khí Y. Cho dung dịch có chứa 4,75 mol NaOH vào dung dịch X, lọc bỏ kết tủa; phần dung dịch nước lọc đem cô cạn sau đó nung ở nhiệt độ cao tới khi khối lượng không đổi thu được 320,5 gam rắn. Phần trăm khối lượng oxi có trong Y là. A. 30% B. 47,76% C. 19,24% D. 35,82%
Viết phương trình phản ứng khi cho từng cặp chất một tác dụng với nhau :NaOH, HCl, KCl, NH3, Ba(OH)2,Br2,H2SO4,NaBr,SO2, NaHCO3 và NH4HSO4
Hòa tan 6,25 gam hỗn hợp Zn và Al vào 275 ml dung dịch HNO3 thu được dung dịch A, chất rắn B gồm các kim loại chưa tan hết cân nặng 2,516 gam và 1,12 lít hỗn hợp khí D (ở đktc) gồm NO và NO2. Tỉ khối của hỗn hợp D so với H2 là 16,75. Tính nồng độ mol/l của HNO3 và tính khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng. A. 0,65M và 11,794 gam. B. 0,65M và 12,35 gam. C. 0,75M và 11,794 gam. D. 0,55M và 12.35 gam.
Hỗn hợp X chứa các nguyên tố C, H, O. Trong một bình kín có dung tích không đổi chứa hơi chất X và một lượng O2 gấp đôi lượng cần thiết để đốt cháy X ở 136,5°C, có áp suất p1. Bật tia lửa điện đốt cháy hết X và đưa về 0°C, áp suất lúc này là p2. Biết p1/p2 = 2,25. Xác định công thức phân tử của X.
Hỗn hợp M gồm kim loại R và một oxit của R. Chia 88,8 gam hỗn hợp M thành ba phần bằng nhau: – Hòa tan hết phần 1 bằng dung dịch HCl dư, phản ứng xong thu được 2,24 lít khí H2. – Phần 2: Cho tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch E và 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất). – Dẫn luồng CO dư qua phần 3 nung nóng tới phản ứng hoàn toàn, chất rắn thu được đem hoà tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thấy thoát ra 13,44 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). 1. Xác định kim loại R và công thức của oxit. 2. Cho 29,6 gam hỗn hợp M tác dụng hết với dung dịch HNO3 12,6 %, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Z và 1,12 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Tính nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch Z. Biết các thể tích khí đều đo ở đktc
Đốt cháy X cũng như Y với lượng oxi vừa đủ, luôn thu được CO2 có số mol bằng số mol O2 đã phản ứng. Biết rằng X, Y (MX < MY) là hai este đều mạch hở, không phân nhánh và không chứa nhóm chức khác. Đun nóng 30,24 gam hỗn hợp E chứa X, Y (số mol của X gấp 1,5 lần số mol Y) cần dùng 400 ml dung dịch KOH 1M, thu được hỗn hợp F chứa 2 ancol và hỗn hợp chứa 2 muối. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 15,2 gam. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp muối cần dùng 0,42 mol O2. Tổng số nguyên tử có trong Y là. A. 21 B. 20 C. 22 D. 19
Cho hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Al, Cu trong đó có Mg và Fe có số mol bằng nhau. Lấy 11,25 gam hỗn hợp X cho vào cốc đựng dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 7,728 lít khí (ĐKTC) và hỗn hợp sản phẩm (gồm cả dung dịch và phần không tan). Cho từ từ một lượng vừa đủ Mg(NO3)2 vào hỗn hợp sản phẩm đến khi kết thúc phản ứng thu được V lít (đktc) một khí không màu, hóa nâu trong không khí (không còn sản phẩm khử nào khác) và dung dich Y. Cho NaOH dư vào Y thu được 14,88 gam hỗn hợp kết tủa. Phần trăm về khối lượng của Fe trong hỗn hợp X gần với giá trị nào sau đây nhất? A. 60% B. 13% C. 84% D. 30%
Cho 7,65 gam hỗn hợp Al, Mg tan hoàn toàn trong 500 ml dung dịch HCl 1,04M và H2SO4 0,28M thu được dung dịch X và khí H2. Cho 850 ml dung dịch NaOH 1M vào X, sau phản ứng thu được 16,5 gam kết tủa gồm hai chất. Mặt khác cho từ từ dung dịch hỗn hợp KOH 0,8M và Ba(OH)2 0,1M vào X đến khi thu được lược kết tủa lớn nhất, lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị m gần nhất với giá trị nào sau đây: A. 32,3 B. 38,6 C. 27,4 D. 46,3
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến