cau tra loi cua ban day
xuong rong:
Đất trồng xương rồng không cần quá nhiều nước mà chỉ cần ẩm vừa phải để tránh bị thối hạt. Đất phải là hỗn hợp tơi xốp để hạt giống thoáng khí, trong đó có thể bao gồm tro, phân hữu cơ, NPK, cát sỏi, sỉ than… Tuy cây xương rồng có khả năng sống và phát triển trong môi trường khắc nghiệt, khô cằn nhưng khi mới bắt đầu gieo trồng thì bạn nên để ý đến dinh dưỡng của đất để hạt giống nhanh mọc và phát triển.
Có hai lựa chọn cho bạn: thứ nhất bạn có thể trồng luôn vào một chiếc chậu cảnh mà bạn thích, thứ hai là bạn trồng ra khoảng đất nào đó đợi cây phát triển rồi mới đưa ra chậu cảnh. Khi gieo hạt, bạn rải hạt đều lên mặt đất rồi lấp thêm một lớp đất mỏng lên trên và cuối cùng là một lớp nilon hay màng bọc thực phẩm phủ lên. Sau đó bạn để nó ở chỗ thoáng, ấm áp, nhiều ánh sáng để kích thích mầm mọc nhanh.
Thời gian hạt xương rồng nảy mầm là khoảng một tháng. Khi thấy cây nhú nhiều hơn thì bỏ lớp màng bọc đi và tưới thêm nước cho cây. Nếu xương rồng đã gieo mọc lên nhiều và thành cụm thì bạn nên tách từng cây nhỏ ra các chậu cảnh riêng. Trong đó có chuẩn bị đất tơi xốp và để chậu cây xương rồng ra nơi thoáng mát, có ánh sáng nhưng tránh ánh nắng gắt. Khoảng 3 tuần đến một tháng sau khi cây mọc là lúc rễ cây xương rồng ra nhiều và bám chắc vào đất.
cay oi:
Đất trồng, khí hậu
Đất trồng và khí hậu là hai điều kiện quan trọng cần chú ý nếu quyết định trồng Ổi. Độ PH của đất không vượt quá 6 và không thấp hơn 5. Nhiệt độ trồng cây nằm trong khoảng 30 độ C.
Đất trồng nhiều ẩm tốt cho sự phát triển của cây. Đất trồng cần tơi xốp, thoáng và giữ nước tốt. Với loại đất trồng khô cần thường xuyên tưới nước, thời gian chăm sóc cây rất nhiều.
Cây ổi
3. Kỹ thuật trồng Ổi:
a. Thời vụ trồng cây
Cây Ổi thích hợp trồng vào dịp mỗi mùa mưa đến (vào khoảng tháng năm đến tháng sáu hàng năm).
Xem thêm: Cây táo, cây me
b. Mật độ và khoảng cách trồng cây.
Để tiết kiệm chi phí cho cây trồng, tăng năng suất kinh tế nên thực hiện trồng kép hai cây vào một gốc ổi. Mật độ trồng cần đạt là 100 gốc ổi trong một vườn diện tích 1000m2. Khoảng cách trồng thích hợp là 3,5m x 4m.
c. Làm đất trồng Ổi
- Làm sạch diện tích đất trồng, xới đất tơi xốp.
- Đào hố trồng: cần đào hố trồng có đường kính của hố là 20cm, chiều sau của hố là 20cm, hố nọ cách hố kia 3,5m x 4m. Cần chú ý trong quá trình đào hố, phải để riêng lớp đất mặt khi đào, lớp đất bên dưới hố cần trộn với hốn hợp phân chuồng hoai mục + vôi bột + phân lân rồi lấp hố cao hơn so với mặt bằng đất là 25cm.
Cây ổi
C. Trồng cây
-Đào giữa mô trồng cây -> Đăt bầu cây giống đã xé túi nilon vào hố -> lấp đất mặt bầu -> ấn chặt đất vào mặt bầu -> cắm cọc cố định -> tưới nước cho cây.
4. Kỹ thuật chăm sóc cây ổi.
a. Tưới nước
Tưới nước thường xuyên cho cây đảm bảo đủ độ ẩm trong đất. Liều lượng tưới khoảng 5 lít nước một gốc cây. Cứ định kì tưới 2 ngày 1 lần. Tưới nước quan trọng nhất là khi cây ra hoa và khi quả đang lớn
b. Tỉa lá, tỉa cành, tạo tán.
- Khi thấy cây có lá và cành quá nhiều, cần loại bỏ bớt những cành, lá xung quanh gốc cây, những cành bị che kín. Khi thấy lá, cành bị sâu bệnh hại cần loại bỏ ngay. Thực hiện các công việc này giúp cho cây hạn chế được sâu bệnh và hạn chế tối đa sự phân tán các chất dinh dưỡng dành cho cây không cần thiết.
-Tạo tán, bấm đọt là công việc mà mỗi người muốn cây Ổi của mình có năng suất và chất lượng cao đều phải làm công việc này tạo điều kiện thuận lợi cho cành ra nhiều quả, diệt trừ sâu bệnh hại dễ dàng, thu hoạch quả nhanh chóng. Tạo tán cho Ổi còn giúp bộ rễ phát triển giúp cây phát triển tốt nhất.
-Cách thực hiện tạo tán: Khi cây trồng được 3 tháng, cần quan sát ở vị trí gần mắt ghép, từ thân cây sẽ tạo ra những mầm mới chỉ để lại 3 mầm (được gọi là những cành cấp I). Cành cấp 1 tạo với thân 1 góc 50 độ, chiều dài cành vào khoảng 50cm. Khi cành này dài khoảng 0,7m cần cắt bỏ một nửa cành sau này cây sẽ thấp dễ thu hoạch quả. . Từ cành mọc ra từ thân chính này sẽ mọc ra các cành mới (cành cấp 2), cành cấp 2 chỉ nên để kích thước của cành này khoảng 35cm là thích hợp nhất, mỗi cành cấp 2 chỉ để lại 2 đến 3 cành mới mọc ra gọi là cành cấp 3. Từ cành cấp 3 sẽ mọc ra nhiều cành mới tuy nhiên chỉ để lại khoảng 7 -8 cành với những cành yếu và mọc quá dày nhau hãy cắt bỏ để cây có những bộ tán cân đối.
Cây ổi
- Sau khi cắt cành cần thực hiện quét một lớp vôi vào vết cắt để nước và sâu bệnh hại không có cơ hội xâm nhập vào vết thương của cây. Đồng thời cần vệ sinh vườn ổi, tưới nước cho cây, thu gom các cành cắt và đốt bỏ nhằm hạn chế việc lây lan sâu bệnh hại cho vụ bưởi sau.
C. Bón phân cho Ổi.
Mỗi vụ trồng ổi cần cung cấp dinh dưỡng cho cây từ khi trồng đến khi thu hoạch xong. Năm đầu tiên cần bón phân N:P:K: theo tỷ lệ 12:15:18 chia làm bốn lần bón phân mỗi lần: 100gNPK + 50g amon sunphat. Sang năm thứ 2 cũng chia làm bốn lần bón như năm đầu, nhưng tăng tỉ lệ các loại phân gấp đôi so với năm đầu tiên. Cũng chia làm bốn lần bón như năm đầu tiên. Lượng phân bón tăng gấp ba lần so với năm đầu và mỗi lần bón cần bón thêm 50g magie sunphat. Sau năm thứ ba, từ năm thứ tư trở lên ổi đã ra hoa rộ cần bón thêm phân cho cây, trước khi ra hoa khoảng một tháng, cần bón thêm đạm giúp cây nở nhiều hoa. Đạm, lân và kali rất cần thiết cho sự phát triển của cây: đạm góp phần làm cây nhanh lớn, nhiều chồi. Lân góp phần làm tăng khả năng nảy chồi, đẻ nhánh ra hoa, ra quả và tăng sức đề kháng cho cây. Kali góp phần tăng khả năng cứng rắn và quả ổi đỡ bị rụng.
cay xoai:
- Đất đai:Xoài có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau: đất vàng, vàng đỏ, đất Feralit, đất phù sa cổ, đất phù sa mới ven sông, kể cả trên vùng đất cát giồng ven biển, nhưng tốt nhất là trồng trên đất cát hoặc cát pha thịt, thoát nước tốt, phải có tầng đất dầy ít nhất 1,5-2m, có thủy cấp không nông quá 2,5m. So với các loại trái cây ăn trái khác, xoài là cây chịu úng tốt nhất. Đất nhẹ kém màu mỡ giúp cây dễ cho nhiều hoa và đậu trái, đất quá màu mỡ đủ nước chỉ giúp cây phát triển tốt, nhưng ít trái. Xoài thích hợp đất có pH từ 5,5-7, đất có pH nhỏ hơn 5 cây sẽ kém phát triển. Ở những vùng đất thấp trước khi trồng cần phải lên líp cao sao cho mực nước tại thời điểm cao nhất cách gốc ít nhất 1m.
- 2. Thời vụ:Xoài được trồng quanh năm nhưng tốt nhất là vào đầu mùa mưa. Tuy nhiên, nếu trồng với lượng ít ta có thể trồng vào nhiều thời vụ khác nhau, miễn là phải tránh thời điểm nắng nóng và rét đậm và sau khi trồng phải cung cấp đủ nước tưới cho cây.
- 3. Giống:Giống Xoài hiện nay được trồng phổ biến nhất gồm có 5 giống là xoài cát Hòa Lộc, xoài cát chu, xoài bưởi, xoài Khiêu xa vơi và xoài tứ quý. Trong 5 giống xoài này thì xoài cát Hòa Lộc và xoài tứ quý là 2 giống nổi tiếng nhất vì cho trái ngon, vị ngọt thanh, trái to (cát Hòa Lộc trung bình 600-700g/trái; tứ quý trung bình 900g/trái), mang lại hiệu quả kinh tế cao, cho nên nhà vườn và người tiêu dùng cũng đều ưa thích. Còn lại, xoài cát chu, xoài bưởi và Khiêu xa vơi (xoài Thái Lan) trái nhỏ (nặng trung bình từ 250-550g), ăn ngon nhưng không bằng 2 giống xoài kể trên. Đặc biệt, giống xoài Thái Lan thường được dùng để ăn sống khi vỏ trái còn xanh. Ngoài 5 giống xoài kể trên, còn có một số giống xoài truyền thống, trồng bằng hột, nhưng do hiệu quả kinh tế không cao nên không được trồng nhiều. Đó là xoài hòn, xoài thanh ca, xoài xiêm, xoài châu hạng võ, xoài thơm, xoài tượng,…
- Chọn giống:
Cây xoài được nhân giống bằng nhiều phương pháp như gieo hạt, chiết cành, ghép,…nhưng phổ biến nhất vẫn là phương pháp ghép. Cụ thể là: giống được ghép trên gốc ghép là giống xoài bưởi hoặc là xoài hôi, cây được ươm trong bầu nilon màu đen có chiều cao 20-22cm, đường kính bầu 12cm. Bầu không bị dập, vỡ. Cây ghép sinh trưởng tốt, thân cây mập, chiều cao cành ghép 40-50cm, đường kính 1cm (đo phía trên vết ghép khoảng 2cm), có từ 2-3 đợt lộc. Lá cây xanh đậm, không có vết sâu bệnh.