(2,0 điểm)
2.1. Có sơ đồ biến đổi sau: X -> Y -> Z -> Y -> X.
Biết rằng: X là clo; Y và Z là hợp chất gồm hai nguyên tố. Dung dịch chất Y làm đỏ quỳ tím. Z là muối kali. Xác định công thức hóa học của các chất Y, Z; viết phương trình hóa học biểu diễn các biến đổi trên.
2.2. Cho 0,51 gam hỗn hợp A gồm Fe và Mg vào 100ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc thu được 0,69 gam chất rắn B và dung dịch C. Thêm dung dịch NaOH (dư) vào C, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được 0,45 gam chất rắn D.
Tìm nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã dùng.
A.
B.
C.
D.

Các câu hỏi liên quan

(5,0 điểm):
3.1. Cho hình vẽ sơ đồ phân tích nguyên tố Cacbon và hidro trong hợp chất hữu cơ (xem hình bên) và 3 nhóm chất : A(Hỗn hợp rắn gồm parafin và CuO) ; B(bông khô tẩm CuSO4 khan) ; D( dung dịch Ca(OH)2).
a. Hãy ghép các nhóm chất A, B, D vào các vị trí (1), (2), (3) cho phù hợp (Có giải thích). Viết các phương trình hóa học xảy ra khi tiến hành thí nghiệm.
b. Vì sao trong thí nghiệm phân tích định tính nguyên tố cacbon và hidro trong hợp chất hữu cơ , người ta thường sử dụng parafin? Hãy đề xuất ít nhất 3 chất hữu cơ khác nhau có thể thay thế parafin khi trong trường hợp chất này không tìm thấy trong phòng thực hành ,lý giải việc chọn chất thay thế này.
3.2. Cho hỗn hợp X gồm axit axetic và rượu etylic (cho rằng trong điều kiện thường và không có xúc tác, các chất trong X không có phản ứng với nhau). Lấy m gam X cho tác dụng với kim loại Na dư thu được 11,2 lit khí hidro. Mặt khác nếu lấy 2m gam X cho phản ứng với dung dịch NaHCO3 dư thấy 11,2 lit khí cacbonic thoát ra.
a. Tính khối lượng từng chất có trong 2m gam hỗn hợp X. Cho rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn , thể tích khí đo được ở điều kiện tiêu chuẩn.
b. Để điều chế được ancol etylic , người ta thường dùng nguồn chất ban đầu là tinh bột. Tính khối lượng tinh bột cần thiết để điều chế được lượng ancol etylic có trong m gam hỗn hợp X, biết hiệu suất của cả quá trình điều chế rượu etylic là 54%.
A.
B.
C.
D.