Chào em, em tham khảo nhé:
Toàn bộ tứ thơ của “Đồng chí” phát triển xoay quanh mối quan hệ giữa các nhân vật tôi và anh. Ở đây, nhà thơ đã hóa thân vào các nhân vật trữ tình – cũng là những đồng đội thân thiết với mình – để nói lên những hoàn cảnh, biểu hiện những tâm trạng, tình cảm của họ. Mối quan hệ anh – tôi được giới thiệu ngay từ lúc mở đầu. Họ đều là những người nông dân mặc áo lính ra đi từ các làng quê nghèo, làm ăn vất vả, gian nan. Những con người khổ nghèo ấy vừa được cách mạng giải phóng và giờ đây họ gắn bó với nhau thắm thiết vì mục đích của cuộc chiến đấu. Từ “đôi người xa lạ” đến “thành đôi tri kỉ”, từ “chẳng hẹn quen nhau” đến “đêm rét chung chăn” đó dường như là sự gặp gỡ, gắn bó tình cờ nhưng thực lại rất tự nhiên và tất nhiên bởi những con người này cùng chiến đấu, hi sinh vì một lí tưởng cao cả. Chữ “tri kỉ” đã tô đậm thêm sự sâu đậm, bền chặt của tình cảm ở đây. Từ “đồng chí” được tác giả được tác giả tách riêng thành một dòng thơ. Đây là chi tiết nghệ thuật quan trọng. Nó chính là cái bản lề khép mở, nối kết hai phần của bài thơ. Có thể xem dòng thơ hết sức ngắn này là một tiếng gọi tha thiết, trang nghiêm từ đáy lòng những người nông dân mặc áo lính vừa được gắn bó với nhau trong một quan hệ mới . Tính chất thiêng liêng, niềm trân trọng này lại càng được nhân lên gấp bội đối với những người nông dân vốn là những con người lam lũ, làm ăn cá thể, nay được Cách mạng giải phóng và cuộc đời được rọi chiếu trong ánh sáng thời đại mới. Vì thế, chúng ta thêm hiểu vì sao Chính Hữu lại đặt tên bài thơ của mình là Đồng chí mà không lấy một cái tên khác, chẳng hạn “đồng đội”. Quả thật, chữ “đồng chí” hàm nghĩa cao rộng hơn, mà cũng sâu hơn. Nghĩa đồng chí, một mặt, là cơ sở, là nền tảng; mặt khác, cũng là cốt lõi, là bản chất của tình đồng đội. Cả đoạn thơ nói lên cơ sở hình thành tình đồng chí, tình đồng chí keo sơn của những người lính cụ Hồ thật giản đơn: bắt nguồn từ sự khó khăn, thiếu thốn của người lính từ đó mà hiểu nhau, thương nhau và trở thành tri kỉ của nhau.
- Đoạn văn quy nạp: câu chủ đề nằm cuối đoạn
- PHép thế: họ thay cho những người lính, nó thay cho từ "đồng chí"
- Câu ghép đẳng lập: in đậm