Chào em, em tham khảo nhé:
1. Trong nhan đê 'lặng lẽ sa pa ' tác giả đã sắp xếp các từ khác với trật tự thông thường đó là đảo trật tự từ, đưa tính từ "lặng lẽ" lên trước danh từ "Sa Pa' nhằm nhấn mạnh sự lặng lẽ của nhân vật. Ở đây muốn nói về sự cống hiến lặng thầm của anh thanh niên dành cho đất nước.
2. Lời tâm sự của anh thanh niên gợi nên suy nghĩ về thế hệ trẻ của đất nước với những cống hiến lặng thầm
Có thể nói, qua cuộc gặp gỡ và trò chuyện, nhân vật anh thanh niên được khắc họa giản dị, khiêm nhường, đẹp trong suy nghĩ, trong cách sống và trong tâm hồn. Đó là nét vẽ đơn sơ, chân dung một con người có tầm vóc nhỏ bé mà nét mặt rạng rỡ. Anh có cách sống đẹp và những suy nghĩ khiến chúng ta phải ngạc nhiên, khâm phục: Bác lái xe đùa anh là “người cô độc nhất thế gian” nhưng anh lại thổ lộ với ông họa sĩ: “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia.” Và anh tâm sự cùng cô kĩ sư: “Lúc nào tôi cũng có người trò chuyện nghĩa là có sách ấy mà”. Anh nhớ người nhưng không phải là nỗi nhớ phồn hoa đô thị bởi “người thì ai mà chả thèm, song mình sinh ra để làm gì? Mình đẻ ở đâu? Mình vì ai mà làm việc? Khi ông họa sĩ phác họa bức chân dung anh, anh đã khẩn khoản: “Không, xin bác đừng mất công vẽ cháu. Cháu không xứng đáng đâu, để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng vẽ hơn” Anh cảm thấy mình là người bình thường trong muôn vàn những người khác. Dù còn trẻ tuổi nhưng anh đã thấm thía cái nghĩa, cái tình của mảnh đất Sa Pa nơi mà mình được sinh ra và lớn lên; thấm thía sự hi sinh thầm lặng của những con người ngày đêm làm việc và lo nghĩ cho đất nước. Công việc của anh, thái độ sống của anh, suy nghĩ, tâm hồn anh đã góp một phần làm nên chất thơ trong trẻo của tác phẩm.