Hỗn hợp A gồm m gam FexOy, MgO, CuO, Al. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp A trong khí trơ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được hỗn hợp rắn B, chia B thành 2 phần bằng nhau: – Phần 1: Cho tác dụng với 0,41 mol NaOH (lượng vừa đủ), sau phản ứng thấy có 0,015 mol khí H2 thoát ra. – Phần 2: Đem hòa tan trong dung dịch HCl (dư 10% so với lượng cần thiết) thì thu được dung dịch X, 640m/5227 gam rắn Y và có khí H2 thoát ra. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 (lượng vừa đủ) thì thu được 321,4175 gam kết tủa, dung dịch Z và có khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Cho dung dịch NaOH từ từ đến dư vào Z thì thu được kết tủa có khối lượng 35 gam. Phần trăm số mol của FexOy trong A là A. 13,16%. B. 19,74%. C. 26,31%. D. 9,87%.
Nhiệt phân hỗn hợp X gồm KMnO4, KClO3, Ca(ClO3)2, CaCl2 và KCl (tổng số mol clo chứa trong CaCl2 và KCl gấp 1,5 lần tổng số mol clo chứa trong KClO3 và Ca(ClO3)2) sau một thời gian thu được m gam O2 và (m + 23,34) gam chất rắn Y. Hòa tan hoàn toàn chất rắn Y cần đùng 0,76 mol HCl thu được 5,824 lít khí Cl2 (đktc) và dung dịch Z. Dung dịch Z tác dụng với dung dịch AgNO3 vừa đủ thu được 63,14 gam kết tủa và dung dịch T chứa 40,32 gam hỗn hợp muối. Thành phần phần trăm khối lượng của KMnO4 trong hỗn hợp X là A. 43,44%. B. 48,87%. C. 38,01%. D. 32,58%.
Hòa tan 22,4g hỗn hợp gồm Fe2O3 và Cu trong dung dịch HNO3 đặc nóng vừa đủ thì thu được dung dịch X và 4,48l khí NO2 a. Tính % về khối lượng mỗi chất ban đầu b. Cho dd X tác dụng với dung dịch NH3 dư thì thu được kết tủa Y. Lấy kết tủa Y đem nung đến khối lượng không đổi thì thu được rắn Z. Tính khối lượng rắn Z c. Cần dùng bao nhiêu lít NH3 ở đktc để điều chế lượng HNO3 ở trên hiệu suất cả quá trình là 80%
Nhỏ từ từ V lít dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch chứa 0,1 mol HCl và 0,1 mol Al2(SO4)3, sau phản ứng thu được 77,7 gam kết tủa. Giá trị V?
X, Y là hai este mạch hở có công thức CnH2n-2O2; Z, T là hai peptit mạch hở đều được tạo bởi từ glyxin và alanin (Z và T hơn kém nhau một liên kết peptit). Đun nóng 27,89 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng dung dịch chứa 0,37 mol NaOH, thu được 3 muối và hỗn hợp chứa 2 ancol có tỉ khối so với He 8,4375. Nếu đốt cháy hoàn toàn 27,89 gam E rồi lấy sản phẩm cháy gồm CO2, H2O, N2 dẫn qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu 115,0 gam kết tủa; khí thoát ra có thể tích 2,352 lít (đktc). Phần trăm khối lượng T (MZ < MT) có hỗn hợp E ? A. 12,37% B. 12,68% C. 13,12% D. 10,68%
Hỗn hợp X gồm một amin no mạch hở đơn chức Y và một amin no mạch hở hai chức Z (có cùng số nguyên tử cacbon, số mol của Y nhiều hơn số mol của Z). Đốt cháy hoàn toàn m gam X sinh ra 9,24 gam CO2. Trung hòa m gam X cần vừa đủ 500 ml dung dịch HCl 0,20M. Giá trị m là A. 5,78. B. 5,42. C. 4,58. D. 4,92.
X và Y là 2 đồng phân cấu tạo của nhau . đun nóng m gam hỗn hợp Z gồm X và Y với 250ml NaOH 1M vừa đủ cô cạn phần hơi chứa 1 ancol đơn chức và 17,8 gam chất rắn gồm 2 muối natri của 2 axits cacboxylic trong phân tử hơn kém nhau 2 nhóm CH2 giá trị của m là
Hòa tan hết 5,52 gam hỗn hợp gồm Mg và Al vào dung dịch chứa 0,54 mol NaHSO4 và 0,08 mol HNO3, thu được dung dịch X chỉ chứa các muối trung hòa và hỗn hợp khí Y gồm 3 khí không màu, không hóa nâu ngoài không khí. Tỉ khối của Y so với H2 bằng 7,875. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X, đun nóng thu được 8,12 gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của khí có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong Y là A. 7,94% B. 12,70% C. 6,35% D. 8,12%
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa Al, MgCO3 và 0,05 mol Al2O3 vào 200 gam dung dịch chứa HCl và KNO3 thu được 6,048 lít hỗn hợp khí Y ở đktc gồm NO, H2, CO2 trong đó có 0,1 mol NO và dung dịch Z chỉ chứa các muối trung hòa. Cho AgNO3 dư vào Z thu được 185,115 gam kết tủa. Mặt khác, cho NaOH dư vào Z thấy có 1,465 mol NaOH tham gia phản ứng. Phần trăm khối lượng MgCl2 có trong dung dịch Z gần nhất với A. 4,4% B. 4,8% C. 5,0% D. 5,4%
Nung nóng hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 và CuO trong khí trơ, đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn Y. Chia hỗn hợp Y làm 2 phần không bằng nhau. Phần 1 cho vào dung dịch NaOH dư, thấy lượng NaOH phản ứng là 6,4 gam; đồng thời thoát ra 0,06 mol H2. Phần 2 cho vào dung dịch HCl loãng dư, thấy thoát ra 0,252 mol H2; đồng thời còn lại 3,456 gam kim loại không tan. Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong hỗn hợp X là. A. 53,7% B. 44,8% C. 59,6% D. 47,7%
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến