Đáp án: Lời giải
Giải thích các bước giải:
Câu 8 Thường biến : - Thường xảy ra tập trung theo một hướng xác định
- Chỉ làm biến đổi kiểu hình, không làm biến đổi kiểu gen nên không di truyền được.
- Do tác động trực tiếp từ điều kiện môi trường.
- Không phải nguyên liệu cho chọn giống mà mang ý nghĩa thích nghi.
- Có lợi cho sinh vật.
Đột biến : - Xảy ra riêng lẻ theo nhiều hướng khác nhau.
- Làm biến đổi kiểu gen nên di truyền được .
- Do tác động của các tác nhân vật lí, tác nhân hóa học gây nên.
- Có ý nghĩa là nguyên liệu cho chọn giống.
- Hầu hết có hại cho sinh vật, một số ít có lợi hoặc trung tính.
( Viết thành bảng do ở đây ko có lên ko vt dc )
Câu 7 * Khái niệm :
- Là những biến đổi nhỏ xảy ra trong cấu trúc của gen. Những biến đổi này liên quan đến một cặp nuclêôtit (đột biến điểm) hoặc một số cặp nuclêôtit.
- Tần số đột biến trong tự nhiên 10-6 - 10-4.
- Nhân tố gây đột biến gọi là tác nhân gây đột biến.
- Thể đột biến là những cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện ra kiểu hình.
- Đột biến gen làm thay đổi cấu trúc của gen, từ đó tạo ra alen mới so với dạng ban đầu. Ví dụ ở ruồi giấm, gen A quy định mắt đỏ, sau khi đột biến tạo thành gen a quy định mắt trắng.
*Các dạng đột biến gen
a) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit
- Một cặp nuclêôtit riêng lẻ trên ADN được thay thế bằng một cặp nuclêôtit khác.
- Hệ quả: làm thay đổi trình tự axit amin trong prôtêin → thay đổi chức năng của prôtêin.
b) Đột biến thêm hay mất một hoặc một số cặp nuclêôtit
- Đột biến làm mất đi hay thêm vào một hoặc một số cặp nuclêôtit trong gen.
- Hệ quả: mã di truyền bị đọc sai kể từ vị trí xảy ra đột biến → làm thay đổi trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit → thay đổi chức năng của prôtêin.
*Nguyên nhân phát sinh
Đột biến có thể phát sinh trong điều kiện tự nhiên hay do con người tạo ra (đột biến nhân tạo). Nguyên nhân gây đột biến gen có thể do:
- Sai sót ngẫu nhiên trong phân tử ADN do đứt gãy các liên kết hóa học.
- Tác động của các tác nhân vật lí, hóa học, sinh học làm biến đổi cấu trúc của gen dẫn đến đột biến.
*Vai trò
- Đột biến gen tạo ra nhiều alen mới (quy định kiểu hình mới) cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống.
- Sự biểu hiện của đột biến gen:
+ Đột biến giao tử: phát sinh trong quá trình giảm phân hình thành giao tử, qua thụ tinh sẽ đi vào hợp tử. Đột biến gen trội sẽ biểu hiện ngay. Đột biến gen lặn sẽ phát tán trong quần thể giao phối và thể hiện khi có tổ hợp đồng hợp tử lặn.
+ Đột biến tiền phôi: xảy ra ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử trong giai đoạn 2-8 phôi bào, sẽ truyền lại cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính.
+ Đột biến xôma: xảy ra trong nguyên phân ở một tế bào sinh dưỡng; sẽ được nhân lên ở một mô, được nhân lên qua sinh sản sinh dưỡng nhưng không thể di truyền qua sinh sản hữu tính.
* Đột biến cấu trúc NST
- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST do các tác nhân gây đột biến làm thay đổi cấu trúc của NST tạo ra các tính trạng mới.
* Số lượng NST
Có 46 nhiễm sắc thể được chia làm 22 cặp và 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính (XX ở nữ và XY ở nam)