Chia 29,2 gam hỗn hợp G gồm 2 anđehit đơn chức (trong cùng dãy đồng đẳng, hơn kém nhau 2 nguyên tử C trong phân tử) thành 2 phần bằng nhau. Phần 1: Cho vào dung dịch AgNO3 dư trong NH3 đun nóng, thu được 86,4 gam Ag. Phần 2: Cho vào nước brom vừa đủ thu được dung dịch X. Trung hòa X bằng KOH thu được dung dịch chứa a gam muối khan. Giá trị của a là A. 102,2 B. 22,4 C. 117,6 D. 30,8
Thủy phân hỗn hợp G gồm 3 este đơn chức mạch hở thu được hỗn hợp X gồm 3 axit cacboxylic (1 axit no và 2 axit không no đều có 2 liên kết pi trong phân tử). Lấy m gam X tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 2M,thu được 25,56 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn m gam X trong oxi dư và hấp thụ từ từ hỗn hợp sau phản ứng vào dung dịch NaOH dư thấy khối lượng dung dịch tăng lên 40,08 gam so với dung dịch NaOH ban đầu. Tổng khối lượng của hai axit cacboxylic không no trong m gam X là A. 18,96 gam. B. 12,06 gam. C. 15,36 gam D. 9,96 gam.
X là hỗn hợp gồm: H2 và hơi của hai anđehit (no, đơn chức, mạch hở, phân tử đều có số nguyên tử C nhỏ hơn 4). Tỉ khối của X so với H2 là 9,4. Đun nóng 2 mol X (xúc tác Ni) sau một thời gian thu được hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với heli là 9,4. Lấy toàn bộ ancol trong Y cho tác dụng với Na (dư) thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là A. 11,2. B. 13,44. C. 5,6. D. 22,4.
Thủy phân một triglixerit (X) chỉ thu được hỗn hợp Y gồm: X, glixerol và hỗn hợp 2 axit béo (axit oleic và một axit no (Z)). Mặt khác, 26,58 gam X làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 9,6 gam Br2. Tên của Z là A. axit linolenic. B. axit linoleic. C. axit stearic. D. axit panmitic.
Cho một lượng Fe tan hết trong dung dịch HNO3, sau khi phản ứng kết thúc thì thu được 2,688 lít NO (đktc) và dung dịch X. Thêm dung dịch chứa 0,3 mol HCl (loãng) và lọ thì thấy khí NO tiếp tục thoát ra và cuối cùng thu được dung dịch Y. Để phản ứng hết với các chất có trong dung dịch Y cần 650 ml dung dịch KOH 1M (Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Khối lượng muối có trong dung dịch X là? A. 29,04 B. 29,6 C. 32,4 D. 21,6 hoangvu trả lời 27.10.2017 Bình luận(0)
Hỗn hợp X gồm Mg, Al, MgO, FeO, Mg(OH)2, Al(OH)3. Nung m gam X trong điều kiện không có không khí đến khối lượng không đổi thu được (m – 1,44) gam hỗn hợp rắn Y. Để hòa tan m gam hỗn hợp X cần 1,5 lit dung dịch HCl 1M, thu được 3,808 lít H2. Mặt khác cho m gam X tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3 thu được 4,48 lít khí NO và dung dịch Z. Cô cạn Z, thu được a gam muối khan. Biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn và số mol HNO3 phản ứng là 2,06 mol. Giá trị của a – m là? A. 94,24 B. 106,16 C. 104,16 D. 108,48
Hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 có tỉ lệ số mol tương ứng là 8 : 5. Hòa tan hoàn toàn 21,78 gam X bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được 1,344 lít (đktc) khí Y duy nhất và dung dịch Z chứa 117,42 gam muối. Công thức của Y là A. N2. B. NO2. C. N2O. D. NO.
Cho 29 gam hỗn hợp gồm Al, Cu, Ag tác dụng vừa đủ với 950 ml dung dịch HNO3 nồng độ a mol/lít, thu được dung dịch chứa 98,2 gam muối và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp X gồm NO và N2O. Tỉ khối của X so với hidro bằng 16,4. Giá trị của a là A. 1,65. B. 1,35. C. 2,50. D. 1,50.
Cho 12,9 gam hỗn hợp gồm Mg và Al phản ứng vừa đủ với V (lít) dung dịch HNO3 0,5M thu được dung dịch B và hỗn hợp C gồm 2 khí N2 và N2O có thể tích bằng 2,24 lit (đktc). Tỉ khối của C so với H2 là 18. Cho dung dich NaOH dư vào dung dịch B thu được 1,12 lít khí (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m và V lần lượt là: A. 35 và 3,2 B. 35 và 2,6 C. 11,6 và 3,2 D. 11,6 và 2,6
Hòa tan hoàn toàn 42,9 gam Zn trong lượng vừa đủ V ml dung dịch HNO3 10% (d = 1,26 g/ml) sau phản ứng thu được dung dịch A chứa 129,54 gam hai muối tan và 4,032 lít (đktc) hỗn hợp hai khí NO và N2O. Giá trị của V là: A. 840 ml B. 540ml C. 857ml D. 1336 ml
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến