*Sách lược từ 23/9/1945 - 6/3/1946:
- Tạm hòa hoãn với quân Trung Hoa dân quốc (THDQ) để đánh Pháp ở Nam Bộ=> nhường cho đảng Việt Quốc, Việt Cách - tay sai của quân THDQ 70 ghế trong Quốc hội, 4 ghế Bộ trưởng trong Chính phủ liên hiệp, lãnh tụ Việt Cách là Nguyễn Hải Thần giữ chức Phó Chủ tịch nước; nhân nhượng cho quân THDQ 1 số quyền lợi kinh tế như: Cung cấp 1 phần lương thực, thực phẩm, phương tiện giao thông vận tải, cho phép lưu hành tiền Trung Quốc trên thị trường.
- Sau khi Pháp và quân Trung Hoa dân quốc kí hiệp ước Hoa - Pháp (28/2/1946): Ta kí với Pháp HĐ Sơ bộ để tránh một cuộc chiến bất lợi phải chống cùng 1 lúc cả quân THDQ và TD Pháp.
*Sách lược từ 6/3/1946 - 19/12/1946: Ta nhân nhượng và tiếp tục kí với Pháp bản Tạm ước (14/9/1946) -> bước nhân nhượng cuối cùng để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.
=> Đất nước ta vừa tuyên bố độc lập, tình hình trong nước còn nhiều khó khăn lại bị các thế lực phản động chống phá,...=> Ta thực hiện sách lược nêu trên để tránh phải đối phó với nhiều kẻ thù 1 lúc, có thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài về sau.
Mặc dù đã kí với ta HĐ Sơ bộ và Tạm ước nhưng thực dân Pháp vẫn đẩy mạnh việc xâm lược nước ta 1 lần nữa. Không thể tiếp tục nhân nhượng, ngày 19/12/1946, Đảng và Chính phủ ta quyết định phát động toàn quốc kháng chiến chống TD Pháp.