(4,0 điểm):
Cùng yêu thương con bằng sự thấu hiểu lẽ đời nhưng nếu ở bà cụ Tứ (Vợ nhặt - Kim Lân) là sự vị tha, bao dung, lạc quan thì ở ngừời đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu) là sự chịu đựng, hi sinh, nhẫn nhục.
Từ cảm nhận của mình về hai nhân vật này, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến.
A.
B.
C.
D.

Các câu hỏi liên quan

(3,0 điểm)
Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 3:
Ngày xưa, Trần Hưng Đạo khuyên vua chước giữ nước hay hơn cả là “lúc bình thời, khoan sức cho dân để kế sâu rễ, bền gốc”. Nguyễn Trãi chê Hồ Quý Ly để mất nước vì chỉ biết ngăn sông cản giặc, mà không biết lấy sức dân làm trọng. Các đấng anh hùng dân tộc đều lập nên công lớn, đều rất coi trọng sức dân để giữ nước, chống giặc.
Ngày nay, Hồ Chủ Tịch kêu gọi: “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”. Người nói: phải “dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân”. Khác với người xưa, Hồ Chủ Tịch chỉ rõ: Làm những việc đó là “để mưu cầu hạnh phúc cho dân”.
(Những ngày đầu của nước Việt Nam mới – Võ Nguyên Giáp)
Câu 1. Đặt nhan đề cho phần trích trên? (0,5 điểm)
Câu 2. Phần trích trình bày ý theo trình tự nào? (0,25 điểm)
Câu 3. Tác giả đưa những nhân vật lịch sử như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Hồ Quý Ly vào đoạn văn thứ nhất để tạo hiệu quả lập luận như thế nào? Trả lời trong khoảng 4-6 dòng. (0,25 điểm)
Đọc hai đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 4 đến Câu 8:
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
(Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm)
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
(Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương)
Câu 4. Nêu hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất. (0,25)
Câu 5. Xác định thể thơ của đoạn thơ thứ hai. (0,25 điểm)
Câu 6. Xác định nghệ thuật tương phản trong từng đoạn thơ trên? (0,5 điểm)
Câu 7. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”? (0,5 điểm)
Câu 8. Những điểm giống nhau về nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ trên là gì? Trả lời trong khoảng 6-8 dòng. (0,5 điểm)
A.
B.
C.
D.


(3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

…(1) Kì thực thời gian nhàn rỗi là vô cùng quý báu. Đó là thời gian để mỗi người sống cuộc sống của riêng mình. Đó là thời gian để đọc sách báo, tự học, xem ti vi, chơi thể thao, đàn hát, múa nhảy, vẽ tranh, làm thơ, đi mua sắm, giao lưu với bạn bè, thăm viếng những người ruột thịt… Thời gian nhàn rỗi làm cho con người ta giàu có hơn về mặt trí tuệ, tăng cường thêm về mặt sức khỏe, phát triển thêm về năng khiếu, cá tính, phong phú thêm về tinh thần, quan hệ. Thiếu thời gian nhàn rỗi, đời sống con người sẽ nghèo nàn, thậm chí không còn cuộc sống riêng nữa!

…(2) Đánh giá đời sống mỗi người cao hay thấp hãy nhìn vào thời gian nhàn rỗi của họ. Có người làm việc “đầu tắt mặt tối” không có lấy chút nhàn rồi. Có người phung phí thời gian ấy vào những cuộc nhậu nhẹt triền miên. Có người biết dùng thời gian ấy để phát triển chính mình. Phải làm sao để mỗi người có thời gian nhàn rỗi và biết sử dụng hữu ích thời gian ấy là một vấn đề lớn của xã hội có văn hóa.

…(3) Đánh giá đời sống xã hội cũng phải xem xã hội ấy đã tạo điều kiện cho con người sống với thời gian nhàn rỗi của mình như thế nào. Công viên, bảo tàng, thư viện, nhà hát, câu lạc bộ, sân vận động, điểm vui chơi… là những cái không thể thiếu. Xã hội càng phát triển thì các phương tiện ấy càng nhiều, càng đa dạng và hiện đại.

(Phỏng theo Hữu Thọ)

Câu 1: Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên? Đặt tiêu đề cho văn bản (0,5 điểm)

Câu 2: Tác giả đã sử dụng thao tác lập luận chủ yếu nào trong đoạn văn bản trên? (0,25 điểm)

Câu 3: Theo tác giả của bài viết thời gian nhàn rỗi có liên quan gì đến những vấn đề trong xã hội? (0,5 điểm)

Câu 4: Anh/chị hãy nêu quan điểm riêng của mình về vấn đề thời gian nhàn rỗi của giới trẻ ngày nay trong khoảng 5-7 dòng (0,25 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:

Mỗi lần nắng mới hắt bên song,

Xao xác, gà trưa gáy não nùng,

Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,

Chập chờn sống lại những ngày không.


Tôi nhớ me tôi, thuở thiếu thời

Lúc người còn sống, tôi lên mười;

Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,

Áo đỏ người đưa trước giậu phơi,


Hình dáng me tôi chửa xóa mờ

Hãy còn mường tượng lúc vào ra;

Nét cười đen nhánh sau tay áo

Trong ánh trưa hè trước giậu thưa.

(Nắng mới – Lưu Trọng Lư, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học)

Câu 5: Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)

Câu 6: Theo tác giả, yếu tố nào của ngoại cảnh đã khơi gợi dòng hồi tưởng về mẹ? (0,25 điểm)

Câu 7: Nêu nội dung chính của đoạn thơ? (0,5 điểm)

Câu 8: Nhận xét của em về mối quan hệ giữa "nắng mới" và "me tôi" trong bài thơ? (0,25 điểm)
A.
B.
C.
D.


(3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn đó nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ.Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác. (Đó chính là sự “cho” và “nhận” trong cuộc đời này.)

“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người cóthể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói? Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim cỏ những nhịp đập yêu thương.

Cuộc sống này có qua nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình yêu thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất.

(Trích “Lời khuyên cuộc sống…”)

[Nguồn: radiovietnam.vn/…/xa…/loi-khuyen-cuoc-song-suy-nghi-ve-cho-va-nhan]

Câu 1. Trong văn bản trên, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? ( 0,5 điềm)

Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản trên? ( 0,25 điểm)

Câu 3. Hãy giải thích vì sao người viết cho rằng: “Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình’’ ? (0,5 điểm)

Câu 4. Cho biết suy nghĩ của anh/chị về quan diêm của người viết: “Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất”. Trà lời trong khoảng 5-7 dòng. ( 0,5 điểm)

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các cầu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:

Đêm sao sáng

Đêm hiện dần lên những chấm sao

Lòng trời đương thấp bỗng nhiên cao

Sông Ngân đã tỏ đôi bờ lạnh

Ai biết cầu Ô ở chỗ nào?


(…) Chùm sao Bắc Đẩu sáng tinh khôi

Lộng lẫy uy nghi một góc trời

Em ở bên kia bờ vĩ tuyến

Nhìn sao sao thức mấy năm rồi!


Sao đặc trời, sao sáng suốt đêm

Sao đêm chung sáng chẳng chia miền

Trời còn có bữa sao quên mọc

Anh chẳng đêm nào chẳng nhớ em.

Nguyễn Bính, Tháng 12 – 1957.

Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính cùa đoạn thơ? ( 0,25 điểm)

Câu 6. Đoạn thơ trên được viết theo thể loại nào? (0,25 điểm)

Câu 7. Nêu tác dụng nghệ thuật của hai biện pháp tu từ được sử dụng ở cuối của đoạn thơ ( 0.5 điểm)

Câu 8. Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật trữ tình được gửi gắm trong đoạn thơ trích? Trả lời trong khoảng 5-7 dòng ( 0,5 điểm)
A.
B.
C.
D.


(4,0 điểm)

Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp độc đáo của hai đoạn văn sau:

Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ đúng lúc ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.

Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.

(Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân)

Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lí giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở.

(Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng phủ Ngọc Tường)
A.
B.
C.
D.

(3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4
Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm.Mẹ bảo:
- Nhà ngoại ở cuối con đê.
Trên đê chỉ có mẹ, có con. Lúc nắng mẹ kéo tay con:
- Đi nhanh lên kẻo nắng vỡ đầu ra.
Con cố. Lúc râm con đi chậm, mẹ mắng:
- Đang lúc mát trời, nhanh lên kẻo nắng bây giờ!
Con ngỡ ngàng: Sao nắng, sao râm đều phải vội?
Trời vẫn nắng vẫn râm…
Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: Đời, lúc nào cũng phải nhanh lên.
(Theo vinhvien.edu.vn)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2.
“Trên đê chỉ có mẹ, có con. Lúc nắng mẹ kéo tay con:
- Đi nhanh lên kẻo nắng vỡ đầu ra.”
Xác định biện pháp tu từ và hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng biện pháp đó?
Câu 3. Nêu nội dung chính của văn bản trên?
Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) về bài học mà anh/ chị rút ra từ văn bản trên?
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 5 đến câu 7
Cuối năm nay, Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ chính thức được thành lập, theo đó các quốc gia thành viên phải thực hiện cam kết về tự do luân chuyển lao động. Việc lưu chuyển lao động trong khu vực là một yêu cầu tất yếu để tạo điều kiện thúc đẩy cho quá trình hợp tác và lưu thông thương mại giữa các nước. Như vậy, trong một cộng đồng gồm 660 triệu dân, các nhân sự có chuyên môn cao có thể tự do luân chuyển công việc từ quốc gia này tới bất kỳ quốc gia nào khác trong khối. Đây vừa tạo ra cơ hội lớn nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho lực lượng lao động Việt Nam trong công cuộc cạnh tranh khắc nghiệt với lao động trong khu vực.
(Báo Giáo Dục và Thời Đại, số 86, ngày 10/04/2015)
Câu 5. Xác định thao tác lập luận chủ yếu?
Câu 6. Văn bản nói về vấn đề gì?
Câu 7. Theo anh/ chị cơ hội và thách thức đối với lực lượng lao động Việt Nam là gì?
A.
B.
C.
D.