* Giải thích việc cải tạo và bảo vệ tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long ở là cần thiết và cấp bách:
- Là cần thiết vì:
+ Như đã biết đồng bằng sông Cửu Long có nguồn tàI nguyên nhiệt ẩm rất dồi dào nhưng hiện nay chưa được khai thác sử
dụng triệt để bởi thâm canh xen canh tăng vụ mà chủ yếu mới được sử dụng cấy lúa 1 vụ vì thế nguồn tài nguyên nhiệt ẩm của vùng
này còn rất lãng phí. Nếu như được đầu tư thâm canh xen canh tăng vụ như ĐBSH thì chắc chắn sẽ làm tăng thêm nguồn LTTP cho
cả nước. Vì thế việc đẩy mạnh đầu tư thâm canh xen canh tăng vụ để nâng cao hệ số sử dụng đất ở ĐBSCL là cần thiết.
+ ĐBSCL có nguồn tàI nguyên là diện tích mặt nước mặn lợ lớn nhất cả nước:
Tính đến 99 có khoảng 350 ngàn ha mặt nước mặn lợ để nuôi trồng trong đó có khoảng 100000 ha rất tốt để nuôi tôm và cá
xuất khẩu, cho nên nếu như được đầu tư khai thác triệt để cho mục đích nuôi trồng thì chắc chắn sẽ làm tăng thêm nguồn thực phẩm
tôm cá cho đời sống của con người và xuất khẩu hơn nữa, mặc dù hiện nay đã xuất khẩu 10 vạn tấn tôm cá/năm.
+ Đất đai ở ĐBSCL rộng lớn trong đó đất nông nghiệp hiện nay đạt 2,65 triệu ha nhưng vẫn còn khả năng mở rộng thêm
nữa bằng khai hoang và quai để lấn biển. Vì vậy nếu đầu tư để khai hoang mở rộng thêm diện tích đất nông nghiệp thì chắc chẵn sẽ
làm tăng thêm nguồn LTTP cho cả nước đó là vấn để rất cần thiết vì lương thực ở nước ta còn rất thiếu.
- Cải tạo bảo vệ thiên nhiên ở ĐBSCL hiện nay là cấp bách vì:
+ như đã biết khó khăn nhất về mặt tự nhiên ở ĐBSCL là thiếu nước ngọt vào mùa khô để tưới lúa và cải tạo đất phèn. Cho
nên vấn đề cấp bách được đặt ra ở ĐBSCL là phải phát triển thuỷ lợi để lấy nước ngọt tưới lúa vào mùa khô, đồng thời để lấy nước
ngọt để cảI tạo đất phèn vì nếu thiếu nước ngọt thì hiện tượng bốc phèn càng diễn ra mạnh, đồng thời nước mặn ngày càng lấn sâu
vào đất liền vì thế việc đầu tư phát triển thuỷ lợi để lấy nước ngọt tưới lúa và cải tạo đất phèn được coi là vấn đề cấp bách số 1 hiện
nay.
+ ở ĐBSCL nhiều năm qua hiện tượng lũ lụt triền miên xảy ra mà lũ lụt lại kéo dài 2, 3 tháng nên làm ảnh hưởng xấu tới
môi trường đời sống con người, giảm tốc độ sản xuất... cho nên việc nghiên cứu để phòng ngừa lũ lụt kéo dài vào mùa mưa ở vùng
này là vấn đề cấp bách (có thể tìm cách "chung thuỷ" với lũ lụt).
+ Như đã biết ĐBSCL là vùng rất giàu về tàI nguyên rừng ngập mặn ven biển đó là rừng chàm, rừng đước Cà Mau với diện
tích khoảng trên 600000 ha , nhưng nguồn tài nguyên này đang bị khai thác bừa bãi bởi đốt rừng ngập mặn khai thác than bùn... ®
diện tích rừng ngập mặn bị giảm nhanh gây ra đảo lộn hệ sinh thái làm cho nước mặn ngày càng xâm nhập vào đất liền, các nguồn
thuỷ hải sản cạn kiệt nhanh, cho nên việc nghiên cứu để khai thác sử dụng hợp lý tàI nguyên rừng ngập mặn để giữ cân bằng hệ sinh thái cũng là vấn đề cấp bách hiện nay.
* Những biện pháp cụ thể để cải tạo và bảo vệ thiên nhiên ở ĐBSCL hiện nay là:
. Mục tiêu quan trọng nhất để cải tạo bảo vệ thiên nhiên ở vùng này là giải quyết nước ngọt để cải tạo đất phèn vào mùa khô,
đồng thời chống hiện tượng bốc phèn, ngăn ngừa lũ lụt và phát triển LTTP với năng suất cao.
- Trước hết để chống hiện tượng bốc phèn và cải tạo đất phèn người dân vùng này đã dùng biện pháp chia ruộng thành
những ô nhỏ để có đủ nước ngọt mà tiến hành thau chua rửa phèn theo từng ô môt như biện pháp cuốn chiếu... biện pháp này vừa ít phải chi phí vừa có hiệu quả cao mà đã được người dân sử dụng từ lâu.
Đầu tư vốn để đào kênh dẫn nước ngọt từ sông Hậu qua kênh đào Vĩnh Tế về tưới cho vùng tứ giác Long Xuyên và cải tạo
đất phèn ở vùng này. qua biểu đồ vẽ được ta thấy tình hình phát triển về diện tích và sản lượng lương thực của ĐBSH và ĐBSCL từ
1990-1997 thể hiện như sau:
- Diện tích trồng lương thực ở ĐBSCL nhỏ và lại có xu thế giảm còn diện tích trồng lương thực ở ĐBSCL thì lớn hơn có xu
thế tăng nhanh chứng tỏ diện tích đất nông nghiệp nói chung và sản xuất lương thực ở ĐBSH coi như đã được khai thác hết và khả
năng mở rộng thêm rất hạn chế trong khi đó diện tích nông nghiệp và diện tích trồng lương thực ở ĐBSCL vẫn còn nhiều khả năng
mở rộng thêm (đến 99 diện tích trồng lương thực ở vùng này đã đạt gần 4 triệu ha.
- Trong khi diện tích trồng lương thực ở ĐBSH ít giảm.
Nhưng sản lượng lương thực ở vùng này khá cao và có xu thế tăng khá nhanh từ 90-97 năng suất trung bình ở ĐBSH năm
90 là 3,42 tạ/ha năm 97 là 48,6 tạ/ha. Trong khi đó diện tích trồng lương thực ở ĐBSCL lớn sản lưởng lương thực ở vùng này tăng
chậm 36,7 tạ/ha (90) lên 43,7 tạ/ha (97). Năng suất lương thực ở vùng này tăng chậm hơn so với ĐBSH.