* Những tuyến giao thông quan trọng theo hướng Bắc-Nam là:
- Quốc lộ 1A (từ Lạng Sơn - Cà Mau) ngoài ra còn có quốc lộ 14, 15.
- Các tuyến đường sắt Bắc-Nam chủ yếu đường sắt Thống Nhất và có thể kể thêm 2 tuyến Hà Nội - Lào Cai; Hà Nội - Thái
Nguyên.
- Các tuyến đường biển Bắc - Nam điển hình chỉ có các tuyến đường biển nội địa, là các tuyến xuất phát từ các cảng Hải
Phòng, Quảng Ninh đi các cảng phía Nam và ngược lại.
- Các tuyến đường hàng không hầu hết là đều là các tuyến Bắc-Nam vì đều xuất phát từ Nội Bài đi Đà Nẵng và Tân Sơn
Nhất.
* Những cơ sở hình thành và các chức năng của các tuyến này thể hiện như sau:
- Đối với tuyến quốc lộ 1A và đường sắt Thống Nhất được coi là 2 tuyến giao thông Bắc - Nam quan trọng nhất vì những cơ
sở sau:
+ 2 tuyến giao thông này có lịch sử phát triển lâu đời nhất trong đó quốc lộ 1A đã hình thành từ nhiều thế kỷ nay và trước
kia được coi là đường "thiên lý mã", trong thời kỳ Pháp thuộc, nó đã được coi là đường quốc lộ xuyên Việt, xuyên Đông Dương;
còn đường sắt Thống Nhất thì đã được xây dựng từ năm 35-36, mặc dù nó đã nhiều lần bị giặc phá hoại nhưng ngày nay nó đã trở
thành đường sắt xuyên Đông Dương và Đông Nam á.
+ 2 tuyến giao thông này chạy như gần song song với nhau, đồng thời được coi là những tuyến dài nhất và xuyên qua hầu
hết các trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa và những vùng kinh tế cả nước. Vì vậy 2 tuyến giao thông này có tính liên vùng mạnh
mẽ vì thế mà nó có khả năng tạo ra mối lưu thông rất thuận lợi giữa 3 miền Bắc - Trung - Nam.
+ 2 tuyến này được coi như là động mạch chủ, huyết mạch giao thông quan trọng nhất của hệ thần kinh các mối lưu thông
phân phối của cả nước. Vì thể mà 2 tuyến giao thông này đảm nhận 1 vai trò vô cùng quan trọng là luôn luôn phải đảm bảo sự thông
suốt.
+ 2 tuyến giao thông này không những là động mạch chủ của các mối lưu thông phân phối mà nó còn được coi là xương
sống của mạng lưới giao thông hình xương cá của cả nước. Chính vì thế mà trên tuyến này xuất hiện nhiều đầu mối, nhiều nút giao
thông quan trọng như Hà Nội, TPHCM.
+ Trên cơ sở hình thành nêu trên mà 2 tuyến giao thông này đảm nhận nhiều chức năng quan trọng.
. Chức năng kinh tế là vận chuyển, luân chuyển hàng hóa hành khách lưu thông giữa 3 vùng Bắc-Trung-Nam.
. Chức năng văn hóa, xã hội: nhờ 2 tuyến này mà các dân tộc Việt Nam có thể giao lưu thuận lợi với nhau tiếp thu được
những tinh hoa, văn minh của nhau. Đồng thời cũng nhờ 2 tuyến này mà nhân dân ta ở mọi miền đất nước có thể tiếp thu được
những tinh hoa, văn hóa của cả thế giới.
. Chức năng quốc phòng: nhờ 2 tuyến này mà Nhà nước ta có thể "điều binh, khiến tướng" thuận lợi cho cuộc kháng chiến,
bảo vệ đất nước.
- Quốc lộ 14 (Thừa Thiên Huế - KonTum -Plâycu - Buônmêthuột - ĐNB) cắt với đường 13, dài hơn 600km và được coi là
tuyến giao thông có tính chất hành lang biên giới phía Tây của Tổ quốc giữa ta với Lào, Campuchia. Vì thế nó có vai trò to lớn về
mặt kinh tế và quốc phòng.
+ Về kinh tế: quốc lộ 14 chạy xuyên qua các tỉnh Tây Nguyên nhưng lại được nối với các quốc lộ theo hướng đông tây như
19, 21 cho nên nó có vai trò tạo ra mối lưu thông rất thuận lợi giữa Tây Nguyên với Duyên Hải NTB. Vì thế hướng vận chuyển
hàng từ Tây Nguyên xuống NTB là cà phê, cso su, chè búp, gỗ lâm sản còn hướng đi lên Tây Nguyên là thực phẩm từ biển, thiết bị
máy móc và nguồn lao động.
+ Chức năng văn hóa - xã hội: quốc lộ 14 tạo cơ hội cho các dân tộc xích lại gần nhau, nhờ đó mà người Tây Nguyên tiếp
thu được những kinh nghiệm sản xuất quí báu của dân tộc Kinh, ngày nay họ đã cùng với người Kinh thi đua xây dựng Tây Nguyên
vững mạnh.
+ Chức năng quốc phòng: nhờ quốc lộ 14 là tuyến chạy // với đường biên giới Việt Lào CPC cho nên tuyến này có chức
năng bảo vệ an ninh vùng biên giới phía Tây của Tổ quốc.
- Quốc lộ 15 (Tân Kỳ chạy dọc theo Trường sơn Đông vào đến Thừa Thiên Huế). Tuyến này được coi là trục chính của hệ
thống đường mòn HCM. Tuyến này được hình thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cho nên nó có chức năng chủ yếu là vận
chuyển bộ đội và các thiết bị quân sự từ hậu phương lớn Miền bắc vào tiền tuyến lớn Miền nam. Quốc lộ 15 ngày nay đang dược
Nhà nước đầu tư, nâng cấp hiện đại hóa thành đường Trường Sơn, công nghiệp hóa từ Hòa Lạc vào đến tận ĐNB chay dọc theo
Trường Sơn.
- Đối với đường biển theo hướng Bắc-Nam chủ yếu là đường biển nội địa xuất phát từ cảng Hải Phòng-Quảng Ninh đi các
cảng phía Nam và ngược lại. Đường biển Bắc-Nam đã được hình thành ngay trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ với chức năng
vận chuyển vũ khí từ Miền Bắc vào Miền nam. Ngày nay đường biển B-N với chức năng chính là vận chuyển từ phía Bắc vào là
các loại khoáng sản như than đa, sắt, apatit..., theo hướng từ Nam ra chủ yếu là thực phẩm từ biển mà điển hình là mắm, tôm, cá
đông lạnh.
- Các tuyến đường hàng không N-B chủ yếu là xuất phát từ Nội Bài đi Tân Sơn Nhất và ngược lại với chức năng chính là
vận chuyển cán bộ, bộ đội, khách du lịch, lưu thông giữa 3 vùng Bắc-Trung-Nam.