Muối A tạo bởi kim loại M hoá trị II và phi kim X hoá trị I. Hoà tan một lượng muối A vào nước được dung dịch B. Nếu thêm dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch B thì lượng kết tủa sinh ra bằng 188% lượng A. Nếu thêm Na2CO3 dư vào dung dịch B thì lượng kết tủa sinh ra bằng 50% lượng A. Xác định CTHH muối A?
Để m gam phôi bào Fe ngoài không khí sau một thời gian thu được 12 gam hỗn hợp A gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Cho A tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư thấy giải phóng ra 2,24 lít khí NO duy nhất (ở đktc). Giá trị của m là: A. 9,27 gam B. 10,08 gam C. 11,20 gam D. 16,80 gam
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,02 mol FeS2 và 0,03 mol FeS vào lượng dư H2SO4 đặc nóng thu được Fe2(SO4)3, SO2, H2O. Hấp thụ hết SO2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch KMnO4 thu được dung dịch Y không màu, trong suốt, có pH = 2. Thể tích của dung dịch Y là?
Thổi khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng. Sau phản ứng thu được m1 gam chất rắn Y gồm 4 chất. Hòa tan hết chất rắn Y bằng dung dịch HNO3 dư thu được 0,448 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở điều kiện tiêu chuẩn) và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được m1+16,68 gam muối khan. Giá trị của m là bao nhiêu?
Hòa tan hoàn y gam một oxit sắt bằng H2SO4 đặc nóng thấy thoát ra khí SO2 duy nhất. Trong thí nghiệm khác, sau khi khử hoàn toàn cũng y gam oxit đó bằng CO ở nhiệt độ cao rồi hoà tan lượng sắt tạo thành bằng H2SO4 đặc nóng thì thu được khí SO2 gấp 9 lần lượng khí SO2 ở thí nghiệm trên. Công thức của oxit sắt là?
Cho hợp chất A có công thức XY, có tổng số hạt tạo nên phân tử là 130. Số khối của X nhiều hơn số khối của Y là 24. Trong X số notron lớn hơn proton là 4. Trong Y số proton bằng số notron. a. Xác định công thức phân tử của A, phân tử khối của A b. Cho m(g) hỗn hợp gồm X và A tác dụng với 109 gam dung dịch HCl 20% (lấy dư 20% so với lượng cần phản ứng). Sau khi pứ xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch B, hỗn hợp khí có tỷ khối so với H2 = 7,4. Tính giá trị của m và nồng độ % các chất tan trong dung dịch B. Suong EmM Nguyen Thi trả lời 17.10.2017 Bình luận(0)
Cho hỗn hợp X gồm Zn, CuO, FeO. Khử m gam hỗn hợp X bằng khí CO dư nung nóng, sau khi phản ứng kết thúc có a mol CO phản ứng và thu được 0,804m gam chất rắn. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch Y (trong đó có 203,78 gam muối ); 5,6 lít khí hỗn hợp khí NO và N2O (đktc) có tỉ khối so với hidro là 16,96. Cho dung dịch Y tác dụng với NaOH dư có 0,04a mol khí thoát ra. Giá trị của m gần với giá trị nào nhất A. 46 B. 46,5 C. 52 D. 52,5
Hòa tan hoàn toàn m gam Fe3O4 vào dung dịch HNO3 loãng dư, tất cả lượng khí NO thu được đem oxi hóa thành NO2 rồi sục vào nước cùng dòng khí O2 để chuyển hết thành HNO3. Cho biết thể tích khí O2 (đktc) đã tham gia vào quá trình trên là 3,36 lít. Khối lượng m của Fe3O4 là A. 139,2 gam. B. 13,92 gam. C. 1,392 gam. D. 1392 gam.
Tetrapeptit X (CxHyO5Nt) trong đó oxi chiếm 26,49% về khối lượng; Y là muối amoni của α-aminoaxit Z. Đun nóng 19,3 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được một muối duy nhất và 2,688 lít khí (đktc). Mặt khác 19,3 gam E tác dụng HCl dư thu được m gam muối. Giá trị m là: A. 27,85 gam. B. 28,45 gam. C. 31,52 gam. D. 25,10 gam.
Nguyên tử nguyên tố X có tổng số p và n nhỏ hơn 35; có tổng số oxi hoá dương cao nhất và hai lần số oxi hoá thấp nhất là -1. a) Tìm X. b) Xác định vị trí X trong bảng tuần hoàn.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến