Hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở X và Y đều được tạo bởi glyxin và valin có công thức (X) CxHyNzO6 và (Y) CnHmN3Ot. Đốt cháy hết 33,54 gam hỗn hợp E cần vừa đủ 1,935 mol O2, sản phẩm cháy thu được có tổng số mol H2O và N2 là 1,58 mol. Mặt khác, đốt cháy lượng X có trong E, sau đó cho sản phẩm cháy qua 100ml dung dịch gồm Ba(OH)2 3,5M và KOH 1,6M thì thấy sau phản ứng có m gam muối trong dung dịch. Giá trị của m là: A. 80,75 B. 88,05 C. 65,10 D. 82,45
Đốt cháy 1,6 gam một este E đơn chức được 3,52 gam CO2 và 1,152 gam H2O. Nếu cho 10 gam E tác dụng với 150ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 16 gam chất rắn khan. Vậy công thức của axit tạo nên este trên có thể là: A. CH2=CH-COOH B. CH2=C(CH3)-COOH C. HOOC(CH2)3CH2OH D. HOOC-CH2-CH(OH)-CH3
Hỗn hợp X gồm ba chất béo đều được tạo bởi glyxerol và hai axit oleic và stearic. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol X cần dùng 12,075 mol O2, thu được CO2 và H2O. Xà phòng hóa 132,9 gam X trên với dung dịch KOH vừa đủ, thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 144,3 gam. B. 125,1 gam. C. 137,1 gam. D. 136,8 gam
Hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon ở thể khí không cùng dãy đồng đẳng. Hỗn hợp Y gồm 2 amin no, đơn chức, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp nhau. Đốt cháy hỗn hợp X và Y (nX = nY) cần dùng 1,55 mol O2, thu được 2,24 lít khí N2 (đktc); CO2 và H2O có tổng khối lượng 63,0 gam. Nếu cho X tác dụng với dung dịch Br2 thì thấy khối lượng Br2 đã phản ứng là m gam, đồng thời thoát ra một chất khí duy nhất. Khi cho X tác dụng với AgNO3 không thấy xảy ra phản ứng. Giá trị của m là A. 8,00 B. 12,0 C. 16,0 D. 24,0
Cho a mol Na và b mol Ba vào 400 ml dung dịch BaCl2 0,3M thu được dung dich X. Dẫn từ từ tới dư khí CO2 vảo dung dịch X, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trẻn đồ thị sau: Giá trị của a là A. 0.36. B. 0,12. C. 0.48. D. 0.24.
Cần bao nhiêu ml dung dịch X gồm: NaOH 0,2M; KOH 0,1M; Ba(OH)2 0,5M để sau khi hấp thụ hết 4,48 lít khí CO2 (đktc) thì thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 3,02 gam so với khối lượng dung dịch X (biết lượng nước bay hơi không đáng kể) A. 200 ml. B. 325 ml. C. 120 ml. D. 500 ml.
Đốt cháy hoàn toàn x mol hỗn hợp gồm CH3NH2, CH3CHO và CH≡C-COOH cần vừa đủ 1,925 mol O2, thu được N2, 2,05x mol CO2 và 1,41 mol H2O. Giá trị của x là? A. 0,6. B. 0,8. C. 1. D. 1,2.
Cho hỗn hợp X chứa các chất hữu cơ mạch hở gồm vinyl axetilen, valin và một axit cacboxylic hai chức, phân tử có 6 nguyên tử Cacbon. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, toàn bộ sản phẩm cháy dẫn qua bình đựng dung dịch H2SO4 đặc thì khối lượng bình tăng 11,925 gam và có 23,352 lít hỗn hợp khí thoát ra (đktc). Mặt khác, để hiđro hóa hoàn toàn 83,98 gam X cần 1,5 mol H2 (Ni, to). Phần trăm khối lượng của valin trong X gần nhất với giá trị nào sau đây A. 42%. B. 22%. C. 32%. D. 12%.
Cho m gam hỗn hợp X gồm a mol Mg, Fe, 3a mol Cu tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa HCl và KNO3 (với tỉ lệ mol tương ứng là 330 : 53), thu được dung dịch Y chi chứa các muối và hỗn hợp khí Z gồm NO và H2 có tý khối so với H2 là 31/3. Cho Y tác dụng tối đa với dung dịch chứa 2,77 mol NaOH, thu được 110,48 gam kết tủa. Mặt khác, cho Y tác dụng tối đa với 7,68 gam Cu. Phần trăm về khối lượng của Fe trong X là A. 30,86% B. 34,15% C. 33,28% D. 31,48%
Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp hai hiđrocacbon (có phân tử khối khác nhau nhưng có cùng số nguyên tử H trong phán tử) thu được 4 mol hỗn hợp X gồm CO2 và H2O có dX/He = 7,75. Vậy số mol của hai hidrocacbon không thể là A. 0,4 và 0,1. B. 0,3 và 0,2. C. 0,25 và 0,25. D. 0,125 và 0,375.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến