Hai điểm M và N nằm trên cùng một đường sức của một điện trường đều có cường độ E, hiệu điện thế giữa M và N là UMN, khoảng cách MN = d. Công thức nào sau đây là không đúng? A. UMN = VM – VN. B. UMN = E.d
C. AMN = q.UMN D.E = UMN.d
D là đáp án đúng
Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Công của lực điện tác dụng lên một điện tích không phụ thuộc vào dạng đường đi của điện tích mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của đoạn đường đi trong điện trường. B. Hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường làm dịch chuyển điện tích giữa hai điểm đó. C. Hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho điện trường tác dụng lực mạnh hay yếu khi đặt điện tích thử tại hai điểm đó. D. Điện trường tĩnh là một trường thế.
Công thức xác định công của lực điện trường làm dịch chuyển điện tích q trong điện trường đều E là A = qEd, trong đó d là: A. khoảng cách giữa điểm đầu và điểm cuối. B. khoảng cách giữa hình chiếu điểm đầu và hình chiếu điểm cuối lên một đường sức. C. độ dài đại số của đoạn từ hình chiếu điểm đầu đến hình chiếu điểm cuối lên một đường sức, tính theo chiều đường sức điện. D. độ dài đại số của đoạn từ hình chiếu điểm đầu đến hình chiếu điểm cuối lên một đường sức.
Hai điện tích q1 = 5.10-9 (C), q2 = - 5.10-9 (C) đặt tại hai điểm cách nhau 10 (cm) trong chân không. Độ lớn cường độ điện trường tại điểm nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích và cách đều hai điện tích là: A. E = 18000 (V/m). B. E = 36000 (V/m). C. E = 1,800 (V/m). D. E = 0 (V/m)
Hai điện tích điểm q1 = 2.10-8 (C) và q2 = - 2.10-8 (C) đặt tại hai điểm A và B cách nhau một đoạn a = 30 (cm) trong không khí. Cường độ điện trường tại điểm M cách đều A và B một khoảng bằng a có độ lớn là:
A. 2000 (V/m). B.4500 (V/m).
C.18000 (V/m). D.9000(V/m).
Cường độ điện trường tạo bởi một điện tích điểm cách nó 2 cm bằng 105V/m. Tại vị trí cách điện tích này bằng bao nhiêu thì cường độ điện trường bằng 4.105 V/m ?
A.2cm B.3cm C.1cm D.4cm
Cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q = 5.10-9 (C), tại một điểm trong chân không cách điện tích một khoảng 10 (cm) có độ lớn là: A. E = 0,450 (V/m). B. E = 0,225 (V/m).
C. E = 4500 (V/m). D.E = 2250 (V/m).
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Điện trường tĩnh là do các hạt mang điện đứng yên sinh ra. B. Tính chất cơ bản của điện trường là nó tác dụng lực điện lên điện tích đặt trong nó. C. Véctơ cường độ điện trường tại một điểm luôn cùng phương, cùng chiều với vectơlực điện tác dụng lên một điện tích đặt tại điểm đó trong điện trường. D. Véctơ cường độ điện trường tại một điểm luôn cùng phương, cùng chiều với vectơlực điện tác dụng lên một điện tích dương đặt tại điểm đó trong điện trường.
Đặt một một điện tích dương vào trong điện trường có vectơ cường độ điệntrường E.Hướng của lực điện tác dụng lên điện tích? A.Luôn cùng hướng với E
B.Vuông gốc với E
C.Luôn ngược hướng với E
D.Không có trường hợp nào
Hai điện tích điểm q1 = +3 (μC) và q2 = -3 (μC),đặt trong dầu (ε= 2) cách nhau một khoảng r = 3 (cm). Lực tương tác giữa hai điện tích đó là: A. lực hút với độ lớn F = 45 (N). B. lực đẩy với độ lớn F =45 (N). C. lực hút với độ lớn F = 90 (N). D. lực đẩy với độ lớn F =90 (N).
Hai quả cầu nhỏ có kích thước giống nhau tích các điện tích là q1 = 8.10-6 Cvà q2 = -2.10-6 C. Cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau rồi đặt chúng cách nhau trongkhông khí cách nhau 10 cm thì lực tương tác giữa chúng có độ lớn là A. 4,5 N. B. 8,1 N. C. 0.0045 N. D. 81.10-5 N.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến