Một tụ điện phẳng gồm hai bản có dạng hình tròn bán kính 3 (cm), đặt cách nhau 2 (cm) trong không khí. Điện dung của tụ điện đó là: A. C = 1,25 (pF). B. C = 1,25 (nF). C. C = 1,25 ( μ F). D. C = 1,25 (F).
đáp án A là đúng
Một tụ điện có điện dung 500 (pF) được mắc vào hiệu điện thế 100 (V). Điện tích của tụ điện là: A. q = 5.104 (pC).
B. q = 5.104 (nC).
C. q = 5.10-2 (μC).
D. q = 5.10-4 (C).
Điện dung của tụ điện không phụ thuộc vào: A. Hình dạng, kích thước của hai bản tụ. B. Khoảng cách giữa hai bản tụ. C. Bản chất của hai bản tụ. D. Chất điện môi giữa hai bản tụ.
Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau nhưng không tiếp xúc với nhau. Mỗi vật đó gọi là một bản tụ. B. Tụ điện phẳng là tụ điện có hai bản tụ là hai tấm kim loại có kích thước lớn đặt đối diện với nhau. C. Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện và được đo bằng thương số giữa điện tích của tụ và hiệu điện thế giữa hai bản tụ. D. Hiệu điện thế giới hạn là hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai bản tụ điện mà lớp điện môi của tụ điện đã bị đánh thủng.
Hai điện tích điểm q1 = 2.10-2 ( μ C) và q2 = - 2.10-2 ( μ C) đặt tại hai điểm Avà B cách nhau một đoạn a = 30 (cm) trong không khí. Cường độ điện trường tại điểm M cách đều A và B một khoảng bằng a có độ lớn là: A. EM = 0,2 (V/m). B. EM = 1732 (V/m).
C. EM = 3464 (V/m). D. EM = 2000 (V/m).
Một điện tích điểm dương Q trong chân không gây ra tại điểm M cách điện tích một khoảng r = 30 (cm), một điện trường có cường độ E = 30000 (V/m). Độ lớn điện tích Q là: A. Q = 3.10-5 (C). B. Q = 3.10-6 (C).
C. Q = 3.10-7 (C). D. Q = 3.10-8 (C).
Cho hai bản kim loại phẳng đặt song song tích điện trái dấu, thả một êlectron không vận tốc ban đầu vào điện trường giữ hai bản kim loại trên. Bỏ qua tác dụng của trọng trường. Quỹ đạo của êlectron là: A. đường thẳng song song với các đường sức điện.
B. đường thẳng vuông góc với các đường sức điện.
C. một phần của đường hypebol.
D. một phần của đường parabol.
Cho hai bản kim loại phẳng đặt song song tích điện trái dấu, một êlectron bay vào điện trường giữ hai bản kim loại nói trên, với vận tốc ban đầu v0 vuông góc với các đường sức điện. Bỏ qua tác dụng của trong trường. Quỹ đạo của êlectron là: A. đường thẳng song song với các đường sức điện.
Hai điện tích điểm q1 = 0,5 (nC) và q2 = - 0,5 (nC) đặt tại hai điểm A, B cách nhau 6 (cm) trong không khí. Cường độ điện trường tại điểm M nằm trên trung trực của AB, cách trung điểm của AB một khoảng l = 4 (cm) có độ lớn là: A. E = 0 (V/m). B. E = 1080 (V/m).
C. E = 1800 (V/m). D. E = 2160 (V/m).
Hai điện tích điểm q1 = 0,5 (nC) và q2 = - 0,5 (nC) đặt tại hai điểm A, B cách nhau 6 (cm) trong không khí.Cường độ điện trường tại trung điểm của AB có độ lớn là: A. E = 0 (V/m). B. E = 5000 (V/m).
C. E = 10000 (V/m). D. E = 20000 (V/m).
Cho hai điện tích dương q1 = 2 (nC) và q2 = 0,018 ( μ C) đặt cố định và cách nhau 10 (cm). Đặt thêm điện tích thứ ba q0 tại một điểm trên đường nối hai điện tích q1, q2 sao cho q0 nằm cân bằng. Vị trí của q0 là A. cách q1 2,5 (cm) và cách q2 7,5 (cm). B. cách q1 7,5 (cm) và cách q2 2,5 (cm). C. cách q1 2,5 (cm) và cách q2 12,5 (cm). D. cách q1 12,5 (cm) và cách q2 2,5 (cm).
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến