Để lâu anilin trong không khí, nó dần dần ngả sang màu nâu đen, do anilinA. tác dụng với oxi không khí. B. tác dụng với khí cacbonic. C. tác dụng với nitơ không khí và hơi nước. D. tác dụng với H2S trong không khí, sinh ra muối sunfua có màu đen.
Hỗn hợp X gồm 3 amin đơn chức cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn V lít X thu được 28,16 gam CO2, 16,92 gam H2O và 2,24 lít N2 (các thể tích khí đều đo ở đktc). Các amin trong X thuộc loạiA. no, mạch hở. B. no, mạch vòng. C. không no, mạch hở. D. thơm.
Đốt cháy hoàn toàn V lít hơi một amin X đơn chức bằng một lượng oxi vừa đủ tạo ra 8V lít hỗn hợp gồm khí cacbonic, khí nitơ và hơi nước (các thể tích khí và hơi đều đo ở cùng điều kiện). Trong amin X nguyên tử N liên kết với 2 nguyên tử H. Chất X làA. CH2=CH-NH-CH3. B. CH3-CH2-NH-CH3. C. CH3-CH2-CH2-NH2. D. CH2=CH-CH2-NH2.
Các phân tử SO2; PbS và Na2SO3 được sắp theo thứ tự tăng dần số oxi hóa của các nguyên tử lưu huỳnh làA. PbS; Na2SO3; SO2. B. Na2SO3; PbS; SO2. C. PbS; SO2; Na2SO3. D. SO2; Na2SO3; PbS.
Thực hiện 2 thí nghiệm:- Thí nghiệm 1: Trộn KClO3 với MnO2, đun nóng để điều chế khí O2.- Thí nghiệm 2: Dung dịch HCl đặc, đun nóng với MnO2 để điều chế khí Cl2.Nhận định nào sau đây đúngA. Thí nghiệm 1: MnO2 đóng vai trò chất khử. Thí nghiệm 2: MnO2 đóng vai trò chất oxi hóa. B. Thí nghiệm 1: MnO2 đóng vai trò chất xúc tác. Thí nghiệm 2: MnO2 đóng vai trò chất oxi hóa. C. Thí nghiệm 1: MnO2 đóng vai trò chất oxi hóa. Thí nghiệm 2: MnO2 đóng vai trò chất oxi hóa. D. Thí nghiệm 1: MnO2 đóng vai trò chất oxi hóa. Thí nghiệm 2: MnO2 đóng vai trò chất khử.
Polipeptit (-NH-CH(CH3)-CO-)n được điều chế từ phản ứng trùng ngưng amino axit nào?A. Glyxin. B. Alanin. C. Axit 3-amino propionic. D. Axit glutamic.
Oleum là gìA. Là dung dịch axit sunfuric loãng. B. Là dung dịch. C. Là hỗn hợp gồm axit sunfuric đặc và axit sunfuric loãng. D. Là hỗn hợp gồm axit sunfuric đặc và lưu huỳnh trioxit.
Clo là nguyên tố thứ mười hai phổ biến nhất trong đá và vỏ Trái Đất, chiếm 0,013%. Tuy nhiên, trong nước biển muối chính là natri clorua và nước biển chứa 1,9% clo theo khối lượng. Tại sao nước biển chứa nhiều clo hơn trong đá?A. Clo là một chất khí vì thế nó thoát ra khỏi đá. B. Đối với các nguyên tố hiếm thì trong nước biển chúng đậm đặc hơn trong đá. C. Natri clorua là chất dễ tan trong nước, vì vậy xói mòn các đá bị phong hoá vào trong biển. D. 1,9% thì không cao hơn 0,013% vì clo trong nước biển không có nhiều hơn clo trong đá.
Đun nóng hỗn hợp Mg, Cu, Ag, Zn trong oxi dư sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn gồmA. MgO, ZnO, CuO, Ag2O. B. MgO, ZnO, Cu, Ag. C. MgO, ZnO, CuO, Ag. D. MgO, Zn, Cu, Ag.
Hoà tan 19,2 gam kim loại M trong H2SO4 đặc dư thu được khí SO2. Cho khí này hấp thụ hoàn toàn trong 1 lít dung dịch NaOH 0,6M, sau phản ứng dung dịch thu được có chứa 37,8 gam muối. M làA. Cu B. Mg C. Fe D. Ca
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến