*Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam chia làm 3 giai đoạn lớn
1. Giai đoạn Tiền Cambri – Cách đây 570 triệu năm – Đại bộ phận lãnh thổ bị nước biển bao phủ – Có một số mảng nền cổ – Sinh vật rất ít và đơn giản – Điểm nổi bật: Lập nền móng sơ khai của lãnh thổ 2. Giai đoạn Cổ kiến tạo – Thời gian: Cách đây ít nhất 65 triệu năm, kéo dài 500 triệu năm. Phần đất liền là chủ yếu, vận động tạo núi diễn ra liên tiếp. – Sinh vật chủ yếu: Bò sát, khủng long và cây hạt trần. – Cuối Trung Sinh ngoại lực chiếm ưu thế -> địa hình bị san bằng – Đặc điểm nổi bật: phát triển , mở rộng và ổn định lãnh thổ 3. Giai đoạn Tân kiến tạo – Cách đây 25 triệu năm – Vận động tạo núi Himalia diễn ra mãnh liệt. – Điểm nổi bật: Nâng cao địa hình, hoàn thiện giới sinh vật.
*Ý nghĩa
Giai đoạn Tân kiến tạo là giai đoạn cuối cùng trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta còn được kéo dài đến ngày nay, giai đoạn này tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như ngày nay. Ảnh hưởng của hoạt động tân kiến tạo: + Một số vùng núi điển hình là dãy Hoàng Liên Sơn được nâng lên, địa hình trẻ lại. + Hoạt động xâm thực & bồi tụ được đầy mạnh, hệ thống sông suối bồi đắp nên những đồng bằng châu thổ rộng lớn điển hình là Đồng bằng Bắc Bộ & Đồng bằng Nam Bộ + Các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh được hình thành như dầu mỏ, khí tự nhiên, than nâu, bôxit... + Quá trình hình thành cao nguyên ba dan & các đồng bằng phù sa trẻ. + Quá trình mở rộng biển Đông và quá trình thành tạo các bể dầu khí ở thềm lục địa và đồng bằng châu thổ. Các điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm đã được thể hiện rõ nét trong các qtrình tự nhiên: phong hóa và hình thành đất, nguồn nhiệt ẩm dồi dào của khí hậu, lượng nước phong phú của mạng lưới sông ngòi và nước ngầm, sự phong phú của thổ nhưỡng và giới sinh vật.. Sự kiện nổi bật trong giai đoạn Tân kiến tạo là sự xuất hiện của loài người trên Trái Đất. Đây là đỉnh cao của sự tiến hóa sinh học trong lớp vỏ địa lí Trái Đất.