Năm 1897.thực dân Pháp như vậy về căn bản đã hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam về mặt quân sự, và trong bối cảnh đó đã có thể bắt tay vào khai thác thuộc địa Việt Nam nói riêng cũng như Đông Dương nói chung một cách quy mô.
Đume rất am hiểu tình hình Đông Dương vì đã từng là nghị sĩ giữ chức Thượng thư Tài chính trong Chính phủ Pháp và là báo cáo viên những dự án luật thanh toán tạm thời và tổng thanh toán tài chính Bắc và Trung Kì. Chương trình khai thác do Đume vạch ra để thi hành ở Đông Dương (chủ yếu là Việt Nam) từ những năm đầu thế kỉ XX có mục đích tối thượng là biến gấp Đông Dương thành một thuộc địa khai khẩn bậc nhất, bảo đảm siêu lợi nhuận cao nhất cho đế quốc Pháp.
Sênô (Jean Chesneaux) trong cuốn Đóng góp vào lịch sử dân tộc Việt Nam đã đánh giá cao Dume:
“Chính ông đã đưa chế độ thuộc địa từ giai đoạn kinh nghiệm chủ nghĩa hầu như “thủ công" sang giai đoạn tồ chức hệ thống. Chính ông đã tạo dựng bộ máy thống nhất về bóc lột tài chính và đàn áp chính trị trong thực tế sẽ được duy trì nguyên vẹn đến tận 1945 "
Đume đã gửi về Bộ Thuộc địa một bản báo cáo tổng quát về tình hình Đông Dương:
“Hiện nay tình hình chinh trị toàn cõi Đông Dương không một nơi nào đáng lo ngại hay quá bi đát. Thực tế, tại nhiều nơi cũng có những khó khăn có thể sẽ trầm trọng thêm; nhân dân toàn xứ đều như đã khuất phục dưới quyền thống trị của chúng ta, nhưng chưa phải đã thấm nhuần tính chất vĩnh viễn của nền đô hộ Pháp và sẵn sàng nắm lấy một thời cơ thuận lợi hay một giây phút yếu đuối của chúng ta để lật đổ ách nặng trên đầu”
Để phục vụ kịp thời và đắc lực cho công cuộc khai thác và bóc lột kinh tế, Đume chú ý tới hai yếu tố chính trị “chia để trị” và “dùng người Việt trị người Việt”.
Một mặt, Đume tìm mọi cách chia cắt đất nước, chia rẽ dân tộc Việt Nam hòng phân tán lực lượng để dễ bề cai trị. Nhưng mặt khác, ông ta lại quan tâm đến sự thống nhất của bộ máy thuộc địa toàn Đông Dương. Đó là sự phức tạp trong tính chất hai mặt của một chính sách thâm độc.
Theo sắc lệnh ngày 17-10-1887, thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương, năm đó mới bao gồm có Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì và Campuchia, trực thuộc Bộ Hải quân và Thuộc địa. Ngày 19- 4-1899, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh sáp nhập thêm Lào vào Liên bang Đông Dương. Việt Nam bị chia cắt làm 8 kì: Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì với ba chế độ cai trị khác nhau. Bắc Kì và Trung Kì là hai xứ bảo hộ vẫn còn giữ lại chính quyền phong kiến về hình thức; Nam Kì là đất thuộc địa hoàn toàn do Pháp nắm cùng với Lào và Campuchia cũng là đất bảo hộ của Pháp, hợp thành Liên bang Đông Dương. Với thủ đoạn này, chúng nhằm xóa bỏ tên Việt Nam, Lào, Campuchia trên bản đồ thế giới.
Thực dân Pháp triệt để thực hiện chính sách "dùng người Việt trị người Việt", dùng binh lính thuộc địa để bảo vệ thuộc địa, hoặc để lấn chiếm thuộc địa. Vì vậy, việc tăng cường lực lượng vũ trang, bắt lính người Việt là cấp bách .
Ngày 7-7-1900, chúng ra đạo luật về tổ chức quân đội thuộc địa (troupes coloniales) bao gồm vừa binh lính Pháp, vừa binh lính người bản xứ