1)Thực dân Pháp xâm lược VN vì:
– Nguyên nhân gián tiếp:
+ Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX, các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược phương Đông, Việt Nam nằm trong hoàn cảnh chung đó.
+ Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, chế độ phong kiến suy yếu.
– Nguyên nhân trực tiếp:
+ Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31/8/1858, liên quân Pháp-Tây dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
+ Ngày 1/9/1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.
2)Nguyên nhân khiến nhà Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp:
-Nguyên nhân chủ yếu một phần là do chế độ phong kiến Việt Nam suy yếu, khủng hoảng trầm trọng, lực lượng của Việt Nam còn yếu kém nhưng một phần cũng là do quân Pháp quá mạnh. Tiêu biểu là sau khi lên ngôi năm 1802, Nguyễn Ánh cùng các vua đời “ hậu duệ” đã đi theo con đường phản động. Mọi chính sách về giáo dục, kinh tế, chính trị, xã hội đều chung một mục đích là làm trì trệ bộ máy cai trị của nhà nước, bảo vệ quyền lợi cho tập đoàn phong kiến. Nhưng bên cạnh những vị vua “ thối nát” đó, cũng có những anh hùng đã đứng lên lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến như Nguyễn Tri Phương với chiến sự ở Đà Nẵng (1858 – 1859) , Nguyễn Trung Trực, Trương Định với kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì ( 1858 – 1873 ) ,…Khi quân Pháp đánh chiếm miền Bắc, tình hình Việt Nam lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện; chính trị, ngoại giao duy trì “ bế quan tỏa cảng”, sản xuất nông nghiệp giảm sút, nạn đói diễn ra, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi.
-Về phía Pháp, lực lượng kháng chiến hùng mạnh cùng những vũ khí hiện đại như súng, pháo, súng trường, tàu chiến,… đã dễ dàng xâm lược Việt Nam. Nhưng trước khi xâm lược, vào ngày 25/04/1882, tổng chỉ huy Rivie đã gửi tối hậu thư cho tổng đốc Hoàng Diệu nhưng không nhận được thư trả lời và Pháp đã nổ súng đánh thành Hà Nội.
=>Cuối cùng, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của Việt Nam là do hỏa lực của Pháp quá mạnh và Việt Nam đang trên đà suy yếu, và bên cạnh đó, những vị vua đã không thể cứu vớt được đất nước của mình. Từ đó, triều đình đã phải kí hiệp ước Pa-tơ-nốt và trở thành thuộc địa của Pháp.
3)
*Phong trào nông dân Yên Thế:
-Căn cứ: Yến Thế nằm ở Tây Bắc tỉnh Bắc Giang. Diện tích 40=>50 km vuông là hình có định thế hiểm trở
-Lãnh đạo:
Gồm nhiều thủ lĩnh địa phương nhưng nổi bật nhất là Đề Nắm và Đề Thám (Hoàng Hoa Thám)
-Nguyên Nhân:
Cuối thế kỷ xix đầu thế kỉ XIX, thực dân Pháp mở rộng vùng chiến đấu, Yên Thế là bình định của chúng
-Diễn biến:
+Giai đoạn 1 (1884->1892)
.Nghĩa quân còn hoạt động riêng lẽ, thủ lĩnh là Đề Nắm sau là Đề Thám (Hoàng Hoa Thám)
+Giai đoạn 1893-> 1892
.Thời kỳ nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở
.Do tương quan lực lượng nghĩa quân đã hai lần hòa giải với Pháp
.Tranh thủ thời gian hòa giản lần tứ 2; nghĩa quân đồn điền tích lũy lương thực và liên lạc vs nhiều nhà yêu nước: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh +Giai đoạn 3:
Pháp tấn công quy mô lên Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn dần
.10/2/1913, Đề Thám hy sinh, phong trào Yên Thế thất bại .
.Nguyên nhân khởi nghĩa lâu dài do phần nào kết hợp được vấn đề dân tộc và dân chủ (ruộng đất) cho dân.
*Phong trào Cần Vương: Phong trào Cần Vương phát triển qua 2 giai đoạn:
a)Từ năm 1885 đến năm 1888
Thời gian này, phong trào được đặt dưới sự chỉ huy của Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, vời hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ nổ ra trên phạm vi rộng lớn, nhất là Bắc Kì và Trung Kì.
Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định, cùng nổi dậy có Bùi Điển, Nguyễn Đức Nhuận, Đào Doãn Địch, Nguyễn Duy Cung…,;Trần Văn Dự, Nguyễn Duy Hiệu, Phan Thanh Phiến nổi lên ở Quảng Nam; Lê Trung Đình, Nguyễn Tự Tân nổi dậy ở Quảng Ngãi; Trương Đình Hội, Nguyễn Tự Như ở Quảng Trị; Lê Trực, Nguyễn Phạm Tuân ở Quảng Bình; Lê Ninh, Phan Đình Phùng, Cao Thắng ở Hà Tĩnh; Nguyễn Xuân Ôn, Lê Doãn Nhạ ở Nghệ An. Tại Thanh Hóa có các đội nghĩa quân của Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Tống Duy Tân, Cao Điển…Vùng đồng bằng Bắc Kì có khởi nghĩa của Tạ Hiện (Thái Bình), Nguyễn Thiện Thuật (Hưng Yên). Tại vùng Lạng Sơn, Bắc Giang có khởi nghĩa của Hoàng Đình Kinh (Cai Kinh); vùng Tây Bắc có các phong trào của Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Văn Giáp, Đề Kiều, Đốc Ngữ, Đèo Văn Thanh, Cầm Văn Toa…
Lúc này, đi theo Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết có nhiều văn thân, sĩ phu và tướng lĩnh khác như: Trần Xuân Soạn, Tôn Thất Đàm, Tôn Thất Thiệp (2 con của Tôn Thất Thuyết), Phạm Tường, Trần Văn Định….Bộ chỉ huy của phong trào đóng tại vùng rừng núi phía tây hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.
Cuối năm 1888, do có sự chỉ điểm của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc. Nhà vua đã cự tuyệt mọi sự dụ dỗ của Pháp, chịu án lưu đày sang An-giê-ri (Bắc Phi).
b)Từ năm 1888 đến năm 1896
Ở giai đoạn này, không còn sự chỉ đạo của triều đình, nhưng phong trào vẫn tiếp tục phát triển, quy tụ dần thành các trung tâm lớn và ngày càng lan rộng.
Trước những cuộc hành quân càn quét dự dỗi của thực dân Pháp, phong trào ở vùng đồng bằng ngày càng bị thu hẹp và chuyển lên hoạt động ở vùng trung du và miền núi. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Tống Duy Tân và Cao Điển chỉ huy ở vùng rừng núi phía tây tỉnh Thanh Hóa, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo ở vùng rừng núi phía tây tỉnh Hà Tĩnh.
Khi tiếng súng kháng chiến đã lặng im trên núi Vụ Quang (Hương Khê-Hà Tĩnh) vào cuối năm 1895-đầu năm 1896, phong trào Cần Vương coi như chấm dứt.
*Đánh giá:
-Ưu điểm:
+Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân, tranh thủ sự giúp đỡ mọi mặt của đồng bào.
+Biết sử dụng các phương pháp tác chiến linh hoạt, khai thác sức mạnh tại chỗ, phát huy tính chủ động sáng tạo trong cách đánh, lối đánh của cuộc chiến tranh.
-Hạn chế:
+Chưa liên kết tập hợp được lực lượng dân tộc trên qui mô rộng, tạo thành phong trào trong toàn quốc.
+Nổ ra lẻ tẻ, rời rạc, chưa tạo thành sự liên kết giữa các cuộc khởi nghĩa, thể hiện tư duy phòng ngự bị động của ý thức hệ phong kiến: đào hào, đắp lũy, xây dựng căn cứ ở nơi cố định.
4)
*Những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:
-Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892)
-Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887)
-Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896)
-Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913)
*Cuộc khởi nghĩa Hương Khê tiêu biểu nhất:
- Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhất, địa bàn rộng (phân bố trên bốn tỉnh)
- Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là văn thân các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh. Tổ chức chặt chẽ, chỉ huy thống nhất, tài giỏi..
- Tính chất chiến đấu ác liệt. Thời gian tồn tại hơn 10 năm
- Tự chế tạo được vũ khí tương đối hiện đại (súng trường theo mẫu súng của Pháp
- Tính chất: Theo khuynh hướng, ý thức hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc.
5)
*Các sĩ phu tiêu biểu nhất trong cuộc cải cách Duy Tân:
- Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế (1868): xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định).
- Đinh Vãn Điền (1868) xin đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.
- Nguyễn Trường Tộ (1863 - 1871): đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại. phát triển công, thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục.
- Nguyễn Lộ Trạch (1877. 1882) : đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
* Các đề nghị cải cách không thực hiện được vì:
- Các đề nghị cải cách vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa động chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại.
- Triều đình phong kiến bảo thủ, cự tuyệt mọi đề nghị cải cách.
*Liên hệ những cải cách cùng thời ở CÁ:
Cải cách Duy tân Minh trị ở Nhật Bản thự hiện được nhưng ở VN lại ko:
-Cải cách Duy tân không đáp ứng được nhu cầu bấy giờ là mâu thuẫn giữa TD Pháp và nhân dân VN, giữa nông dân và địa chủ, chưa thu hút được đông đảo nhân dân ủng hộ; nhà Nguyễn bảo thủ,bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh nên từ chối.
-Duy tân Minh Trị thì là do thiên hoàng tiến hành, phù hợp với tình hình bấy giờ nên được ủng hộ và thành công.