Thái Lan từng là một nước lớn theo chủ nghĩa Đại Thái, lấn át các quốc gia láng giềng khi có thể, nhưng tới giữa thế kỷ 19, Thái Lan đứng trước hiểm họa xâm lăng của các nước thực dân châu Âu. Về phía tây, Đế quốc Anh đã chiếm Miến Điện, trong khi ở phía đông, Pháp đã chiếm 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Thái Lan vô tình trở thành vùng đệm địa lý giữa 2 thế lực thực dân đứng đầu thế giới khi đó là Anh và Pháp. Vì không muốn nổ ra xung đột với đối thủ, Anh và Pháp quyết định trung lập hóa Thái Lan, cả hai sẽ tự kiềm chế, không tiến quân xâm chiếm nước này[25].
Nhờ sự may mắn đó, cũng như biết lợi dụng mâu thuẫn giữa các cường quốc để họ tự kiềm chế nhau[26], nhờ vậy Thái Lan đã tránh được các cuộc xâm lược và được hưởng thời gian độc lập, hòa bình tương đối lâu dài trong thời kỳ đế quốc thực dân xâm chiếm thuộc địa và trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Thái Lan đã ký hiệp ước hữu nghị và thương mại với Anh năm 1826 và với Mỹ năm 1833, Hiệp ước trao đổi biên giới các tỉnh phía bắc Malaysia hiện tại năm 1909, nhờ đó thoát khỏi ách thuộc địa của các nước đế quốc lúc bấy giờ đang tranh giành nhau vùng Đông Nam Á. Thái Lan cũng đã ký hiệp định phân định biên giới sông Mekong với Pháp và tránh né xung đột với thực dân Pháp vào cuối thế kỷ 19.
Xiêm (Thai Lan hiện nay) la` nước duy nhất trong khu vực ĐNA không trở thanh` thuộc địa của các nước phương Tây Vi`:Xiêm co' chinh' sách ngoại giao khôn kheo',biết lợi dụng mâu thuẫn giữa Anh va` Pháp nên giữ được chủ quyền của minh` .
- hoặc bạn co' thể trả lời là: Nước Xiêm không trở thành thuộc địa của phương Tây vào thế kỷ 18-19 vì những lý do sau:
- Thời bấy giờ, nước Xiêm khá mạnh so với các nước xung quanh, do đó việc dùng vũ lực để chinh phục Xiêm không dễ dàng như với các nước khác.
- Người Pháp đã kiểm soát Đông Dương, người Anh đã kiểm soát Miến Điện. Xiêm trở thành vùng đệm giữa hai cường quốc, hai nước này vừa hợp tác, vừa kình chống nhau nên cần một vùng đệm tốt.
- Giới cầm quyền của nước Xiêm khôn khéo, nhượng bộ trong hợp tác với các cường quốc phương Tây nên giữ được sự độc lập tương đối. Cách hành xử này của người Thái vẫn được tiếp tục cho đến thế kỷ 20. Khi Mỹ đem quân vào chiến trường Việt Nam, Thái Lan đã trở thành căn cứ quân sự lớn cho Mỹ, các máy bay B-52 ném bom miền Bắc Việt Nam đều cất cánh từ sân bay Bangkok hoặc đảo Guam. Khi quân Việt Nam tiến đánh Khmer đỏ vào những năm 1970-1980, Thái Lan cho phép Khmer đỏ lập căn cứ trên đất Thái để chống trả quân đội Việt Nam (việc ủng hộ Khmer đỏ là thuận theo ý các nước lớn muốn cấm vận Việt Nam lúc bấy giờ).