-Có sự xuất hiện của các quốc gia mới như: Áo, Phần Lan, Ba Lan, Hung-ga-ri,...
-Nền kinh tế châu Âu bị khủng hoảng nặng nề (Pháp và Đức là 2 nước khủng hoảng nghiêm trọng nhất)
*Nước Pháp:
+1,4 triệu người chết.
+10 tỉnh công nghiệp phát triển nhất bị tàn phá.
+Tổng thiệt hại lên tới 200 tỉ phrăng...
*Nước Đức:
+1,7 triệu người chết.
+Mất toàn bộ thuộc địa.
+Phải cắt 1/8 lãnh thổ của mình cho các nước thắng trận và phải trả rất nhiều tiền cho chiến tranh.
-Cao trào Cách mạng bùng nổ\(\rightarrow\) khủng hoảng chính trị
=>Từ năm 1924 đến năm 1929, chính quyền các nước đấy lùi cao trào cách mạng và khôi phục, phát triển kinh tế.
-Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vec-xai (năm 1919 - năm 1920) và Oa-sinh-tơn (năm 1921 - năm 1922) để phân chia quyền lợi. Một trật tự thế giới được thiết lập mang tên hệ thống hòa ước Vecxai - Oasinhtơn.
- Hệ thống Vexai -Oasinh tơn mang tính chất đế quốc chủ nghĩa, nó mang lại quyền lợi nhiều nhất cho các nước thắng trận Anh, Pháp, Mĩ xác lập sự nô dịch, áp đặt với các nước bại trận, gây nên mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước đế quốc.
- Để duy trì trật tự thế giới mới, Hội Quốc Liên được thành lập với sự tham gia của 44 nước.
Sau CTTG thứ nhất, trừ Mĩ và Nhật các nước TBCN Châu Âu bị suy yếu nghiêm trọng.
+ Chiến trường chính của cuộc chiến tranh diễn ra ở châu Âu vì thế khiến châu Âu bị tàn phá, bị tụt hậu và mất đi vai trò tiên phong trong lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản, các cường quốc châu Âu đều bị suy yếu. Anh, Pháp tuy thắng trận nhưng nền kinh tế bị kiệt quệ trở thành con nợ của Mĩ. Italia lâm vào khủng hoảng. 3 đế quốc rộng lớn ở châu Âu là: Nga, Đức, Áo-Hung lần lượt sụp đổ. Riêng Đức, Áo-Hung là những nước đế quốc bại trận, nên hoà ước Vecxai mang lại hậu quả nghiêm trọng. Đức mất hết thuộc địa, bị cắt đất, bồi thường chi phí hết sức nặng nề.
Cũng chính trong giai đoạn này một cao trào cách mạng rộng lớn bùng nổ không chỉ ở các nước tư bản mà tại các nước thuộc địa trong suốt những năm 1918-1923
+ Các cường quốc ngoài châu Âu như: Mĩ, Nhật không bị tàn phá bởi chiến tranh mà còn giàu thêm nhờ buôn bán vũ khí đã vươn lên nhanh chóng, vượt qua nhiều nước tư bản ở châu Âu. Mĩ trở thành trung tâm tài chính quốc tế và trở thành chủ nợ của nhiều nước tư bản.
Châu Âu bị lâm vào tình thế bất lợi trước so sánh tương quan lực lượng mới.
Giai đoạn này các nc tư bản tìm cách nhanh chóng thanh toán chiến tranh và tổ chức lại trật tự thế giới để phù hợp với tương quan lực lượng mới với Hệ thống Vecxai –Oasinhton những vẫn không thoả mãn tham vọng của các bên. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội khiến CNTB và thế giới nói chung lâm vào tình trạng bất ổn.
* Các nước tư bản giai đoạn 1924-1929:
-Từ năm 1924, các nước tư bản tập trung phát triển kinh tế, cuộc khủng hoảng kinh tế dần đc khắc phục, hầu hết các nước tư bản bước vào giai đoạn phát triển phồn vinh kinh tế. Nền sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng đặc biệt công nghiệp chế tạo ô tô mà Mĩ là nc đi đầu, các ngành khai thác nguyên nhiên liệu vượt xa so với trc chiến tranh, nhiều công ti tư bản độc quyền xuất hiện… công nghiệp phát triển kéo theo sự ổn định về tài chính và phồn vinh về ngoại thương. Đến năm 1929, tổng sản lượng công nghiệp nói chung tăng 26%.
- Sự phát triển kinh tế cũng không đều giữa các ngành, các nước.
- Chính sự phát triển kinh tế đã thúc đẩy sự ổn định của chế độ tư bản thống trị. Các đảng và tổ chức chính trị tư sản đc phục hồi. Giai cấp tư sản cầm quyền ở các nc tư bản bằng biện pháp chia rẽ, mua chuộc chính trị, thông qua các đảng xã hội dân chủ đã đẩy lùi các cao trào cách mạng, ổn định đc sự thống trị của mình.
- Tình hình chính trị ổn định, đời sống của người dân đc nâng cao. Các mặt hàng tiêu dùng như: xe hơi, tủ lạnh, radio tràn ngập thị trường với giá ngày một thấp.