Câu 1 : Đoạn văn trên trích trong văn bản "Một thứ quà của lúa non: Cốm"
Câu 2 : Tác giả của đoạn văn trên là Thạch Lam
Câu 3 : Đoạn văn có 4 từ láy
Câu 4 : Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt : miêu tả , biểu cảm
Câu 5 :Những dòng bình luận của Thạch Lam cho thấy một giá trị đặc sắc chứa đựng trong những hạt cốm bình dị, khiêm nhường mà không phải ai cũng nhận thấy,về giá trị của việc dùng cốm làm lễ vật sêu tết đem đến cho người đọc một cảm nhận mới mẻ, giúp ta hiểu ra được cái ý nghĩa sâu xa ẩn chứa trong tục lệ giản dị này. Một nét đẹp văn hoá cần phải giữ gìn.
Câu 6 : Câu văn: "Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như màu thạch quí, màu đỏ thắm của hồn như màu ngọc lựu già." sử dụng phép tu từ đối lập. Qua đó làm nổi bật sự hài hòa màu sắc tượng trưng giữa màu xanh của cốm và màu đỏ của hồng, còn gì đẹp đẽ và ý nghĩa hơn trong những ngày lễ cưới
Câu 7 :Bài tùy bút đã cho thấy cốm là đặc sản của dân tộc, là món quà của đồng quê mà trời đất ban tặng cho con người. Qua đó ta còn thấy được tấm lòng trân trọng, đau đáu giữ gìn những nét văn hóa truyền thống của dân tộc của Thạch Lam.