Cho các phát biểu sau: (a) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch. (b) Sản phẩm của phản ứng xà phòng hóa chất béo là các axit béo và glyxerol. (c) Trong công nghiệp có thể chuyển chất béo lỏng thành chất béo rắn. (d) Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với axit và ancol có cùng số nguyên tử cacbon. (e) Isoamyl axetat có mùi hoa hồng. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
Nhúng thanh Cu vào 200 ml dung dịch HCl 0,6M và FeCl3 xM, sau một thời gian thu được dung dịch X, đồng thời khối lượng thanh Cu giảm 3,84 gam. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, sau thời gian t giây, ở catot bắt đầu có khí thoát ra. Tiếp tục điện phân với thời gian 2t giây nữa thì dừng điện phân, lấy thanh catot ra lau khô, cân lại thấy khối lượng tăng 10,56 gam. Giá trị của x là A. 1,00. B. 0,75. C. 0,80. D. 0,90.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Nhiệt phân NaNO3. (b) Cho Na vào dung dịch CuSO4. (c) Cho dung dịch FeCl3 vào lượng dư dung dịch AgNO3. (d) Dẫn luồng khí CO dư qua ống chứa CuO nung nóng. (e) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch Fe(NO3)3. (g) Nung nóng hỗn hợp gồm Al và Fe2O3 trong điều kiện không có không khí. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm tạo ra đơn chất khí là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Hỗn hợp X gồm ba este đều mạch hở; trong đó có hai este có cùng số nguyên tử cacbon. Xà phòng hóa hoàn toàn 18,3 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng và hỗn hợp Z gồm hai muối. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 9,91 gam. Đốt cháy hoàn toàn Z cần dùng 0,195 mol O2, thu được Na2CO3 và 10,85 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong hỗn hợp X là A. 32,8%. B. 39,3%. C. 42,6%. D. 52,5%
Pentapeptit X mạch hở được tạo bởi từ một loại α – amino axit có dạng H2N-CnH2n-COOH. Trong X oxi chiếm 18,713% về khối lượng. Thủy phân không hoàn toàn 35,91 gam X, thu được hỗn hợp gồm 16,56 gam tetrapeptit, 9,45 gam tripeptit, 4,32 gam đipeptit và m gam X. Giá trị gần nhất của m là A. 7,5. B. 6,5. C. 7,0. D. 6,0.
Cho dung dịch X chứa Al2(SO4)3 xM và AlCl3 yM. Thực hiện hai thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Rót từ từ đến dư dung dịch NaOH 1M vào 200 ml dung dịch X. Thí nghiệm 2: Rót từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 1M vào 200 ml dung dịch X. Sự phụ thuộc số mol kết tủa theo thể tích của hai dung dịch NaOH 1M và Ba(OH)2 1M được biểu diễn theo hai đồ thị sau: Giá trị của x, y lần lượt là: A. 0,3 và 0,5. B. 0,3 và 0,4. C. 0,4 và 0,4. D. 0,4 và 0,5.
Cho 65,9 gam hỗn hợp gồm Na2O, Ba vào nước dư thu được dung dịch X và 6,72 lít khí H2 (đktc). Trung hòa dung dịch X cần dùng dung dịch chứa HCl 1M và H2SO4 0,5M. Lọc bỏ kết tủa, cô cạn dung dịch nước lọc thu được m gam muối khan. Giá trị m là A. 40,95. B. 46,80. C. 54,42. D. 48,05.
Hòa tan 1,57 gam hỗn hợp gồm Al, Zn vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,3M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn X và dung dịch Y chỉ chứa hai muối. Cho rắn X vào dung dịch HCl loãng không thấy khí thoát ra. Cho lượng KOH dư vào Y, thấy lượng KOH phản ứng là m gam. Giá trị m là A. 4,80. B. 7,84. C. 5,60. D. 6,72.
Hỗn hợp X chứa Mg, Fe3O4 và Cu (trong đó oxi chiếm 16% về khối lượng). Cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch chứa 2,1 mol HNO3 (lấy dư 25% so với phản ứng) thu được dung dịch Y và 0,16 mol khí NO. Cô cạn dung dịch Y thu được 3,73m gam muối khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 30. B. 35. C. 40. D. 25.
Cho m gam hỗn hợp bột X gồm FexOy, CuO và Cu (x, y nguyên dương) vào 300 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Y (không chứa HCl) và còn lại 9,6 gam kim loại không tan. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3, thu được 102,3 gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 30,5. B. 32,3. C. 34,2. D. 28,7.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến