Ba tụ điện giống hệt nhau, mỗi tụ có điện dung C = 60 (μF), được mắc nối tiếp với nhau. Điện dung của bộ tụ bằngA. 20 (μF). B. 180 (μF). C. 90 (μF). D. Một giá trị khác.
Hai điện tích điểm q và 4q đặt cách nhau một khoảng r. Cần đặt điện tích thứ 3 Q có điện tích dương hay âm và ở đâu để điện tích này cân bằng, khi q và 4q giữ cố địnhA. Q > 0, đặt giữa hai điện tích cách 4q khoảng r/4. B. Q < 0, đặt giữa hai điện tích cách 4q khoảng 3r/4. C. Q > 0, đặt giữa hai điện tích cách q khoảng r/3. D. Q tùy ý đặt giữa hai điện tích cách q khoảng r/3.
Trong mặt phẳng tọa độ xOy có ba điện tích điểm (Hình vẽ). Điện tích q1 = + 4μC được giữ tại gốc tọa độ O. Điện tích q2 = -3μC đặt cố định tại M trên trục Ox, = +5 cm. Điện tích q3 = -6μC đặt cố định tại N trên trục Oy, =+10 cm. Bỏ lực giữ để điện tích q1 chuyển động. Sau khi được giải phóng thì điện tích q1 có gia tốc bằng (Cho biết hạt mang điện tích q1 có khối lượng m = 5g)A. 91,6 m/s2 B. 95,6 m/s2 C. 96,6 m/s2 D. 94,6 m/s2
Có thể áp dụng định luật Cu – lông cho tương tác nào sau đây?A. Hai điện tích điểm dao động quanh hai vị trí cố định trong một môi trường. B. Hai điện tích điểm nằm tại hai vị trí cố định trong một môi trường. C. Hai điện tích điểm nằm cố định gần nhau, một trong dầu, một trong nước. D. Hai điện tích điểm chuyển động tự do trong cùng môi trường.
Một quả cầu nhỏ khối lượng 0,1g và có điện tích $\displaystyle q\text{ }=\text{ }-{{10}^{-6}}C$ được treo bằng một sợi dây mảnh ở trong điện trường E = 1000 V/m có phương ngang cho$\displaystyle g\text{ }=\text{ }10m/{{s}^{2}}.$ Khi quả cầu cân bằng, tính góc lệch của dây treo quả cầu so với phương thẳng đứng. A. $\displaystyle {{30}^{o}}$ B. $\displaystyle {{60}^{o}}$ C. $\displaystyle {{45}^{o}}$ D. $\displaystyle {{15}^{o}}$
Hai điện tích điểm q1 = +3 (µC) và q2 = -3 (µC),đặt trong dầu (ε= 2) cách nhau một khoảng r = 3 (cm). Lực tương tác giữa hai điện tích đó làA. lực hút với độ lớn F = 45 (N). B. lực đẩy với độ lớn F = 45 (N). C. lực hút với độ lớn F = 90 (N). D. lực đẩy với độ lớn F = 90 (N).
Cho một vật tích điện tích q1 = 2.10-5 (C) tiếp xúc một vật tích điện tích q2 = −2.10-6 (C). Điện tích của hai vật sau khi cân bằng làA. 0. B. 1,8.10−5 (C). C. 1,8.10−6 (C). D. −1,8.10−6 (C).
Điện trường đều là điện trường mà cường độ điện trường của nóA. có hướng như nhau tại mọi điểm. B. có hướng và độ lớn như nhau tại mọi điểm. C. có độ lớn như nhau tại mọi điểm. D. có độ lớn giảm dần theo thời gian.
Khi một điện tích q di chuyển trong một điện trường từ một điểm A có thế năng tĩnh điện 2,5 J đến một điểm B thì lực điện sinh công 2,5 J. Tính thế năng tĩnh điện của q tại B sẽ làA. -2,5 J B. -5 J C. 5 J D. 0 J
Một điện tích q chuyển động trong điện trường (đều hay không đều) theo một đường cong kín. Công của lực điện trường (A) đã thực hiện trong chuyển động đó làA. A > 0 nếu q < 0. B. A > 0 nếu q < 0. C. A # 0 nếu điện trường không đều. D. A = 0 với mọi điện trường.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến