Peptit X bị thủy phân theo phương trình phản ứng X + 2H2O → 2Y + Z (trong đó Y và Z là các amino axit). Thủy phân hoàn toàn 4,06 gam X thu được m gam Z. Đốt cháy hoàn toàn m gam Z cần vừa đủ 1,68 lít khí O2 (đktc), thu được 2,64 gam CO2; 1,26 gam H2O và 224 ml khí N2 (đktc). Biết Z có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Tên gọi của Y làA. glyxin. B. alanin. C. lysin. D. axit glutamic.
Cho 11,8 (gam) hỗn hợp X gồm 3 amin: n-propylamin, etylmetylamin, trimetylamin. Tác dụng vừa đủ với V (ml) dung dịch HCl 1M. Giá trị của V làA. 100. B. 150. C. 200. D. 250.
Bột ngọt là muối củaA. axit oleic. B. axit axetic. C. axit aminoaxetic. D. axit glutamic.
Để tách riêng hỗn hợp khí CH4 và CH3NH2 ta dùngA. HCl. B. HCl, NaOH. C. NaOH, HCl. D. HNO2.
Nguyên tố lưu huỳnh có Z = 16. Công thức oxit cao nhất của lưu huỳnh làA. S2O5 B. SO C. SO2 D. SO3
0,1 mol amino axit X phản ứng vừa đủ với 0,2 mol HCl hoặc 0,1 mol NaOH. Công thức của X có dạng làA. H2NRCOOH. B. (H2N)2RCOOH. C. H2NR(COOH)2. D. (H2N)2R(COOH)2.
Liên kết ion khác liên kết cộng hóa trị do đặc tính:A. Không định hướng và không bão hòa. B. Bão hòa và không định hướng. C. Định hướng và không bão hòa. D. Định hướng và bão hòa.
Trong phân tử amino axit nào sau có 5 nguyên tử C?A. valin. B. glyxin. C. lysin. D. axit glutamic.
Cho các phân tử sau: AlCl3, CO2, NO2, SO2. Số phân tử có thể đime hóa là:A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Điện hóa trị của các nguyên tố nhóm VIA, VIIA trong các hợp chất với natri có giá trịA. –2 và –1. B. 2– và 1–. C. 6+ và 7+. D. +6 và +7.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến