a
Cho m gam Al hòa tan trong dung dịch HNO3 vừa đủ thu được khí X, nhận thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng đã giảm m/9 gam. Khí X là : A. N2 B. N2O C. NO2 D. NO
Cho 6,69 gam hỗn hợp ở dạng bột gồm Al, Fe vào 100ml dung dịch CuSO4 0,75M khuấy kĩ hỗn hợp để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn A. Hoà tan hoàn toàn A bằng dung dịch HNO3 1M thu được khí NO là spk duy nhất. Thể tích dung dịch HNO3 ít nhất cần dùng là A. 0,6 B. 0,5 C. 0,4 D. 0,3
Dung dịch X gồm 0,01 mol Cu(NO3)2 và 0,1 mol HCl. Khối lượng Fe tối đa phản ứng được với dung dịch X là (biết NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3-) A. 3,36 gam B. 5,6 gam C. 2,8 gam D. 2,24 gam
Hỗn hợp X gồm CuO, Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 tác dụng hết với 300 ml dung dịch chứa H2SO4 1M và HNO3 1M, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y và thấy thoát ra 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Thể tích dung dịch NaOH 1M tối thiểu cần cho vào dung dịch Y để thu được kết tủa lớn nhất là bao nhiêu? A. 800ml B. 400 ml C. 600ml D. 900ml
Hỗn hợp X gồm hai peptit mạch hở có tổng số nguyên tử oxi là 13; trong mỗi phân tử peptit có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4. Đun nóng 35,23 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 54,63 gam hỗn hợp Y gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Nếu đốt cháy hoàn toàn 35,23 gam X cần dùng 1,5375 mol O2, thu được CO2, H2O và N2. Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử lớn là A. 37,8%. B. 34,2%. C. 36,6%. D. 35,4%.
Thổi 0,24 mol CO qua ống sứ đựng 26,99 gam hỗn hợp Fe3O4, Al2O3, MgCO3 và CuO nung nóng, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 0,32 mol CO2. Phần rắn trong ống sứ hòa tan hết trong dung dịch HNO3 loãng (dùng dư), kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và hỗn hợp khí Y gồm 0,04 mol NO và a mol N2O (không còn sản phẩm khử nào khác). Cho NaOH vào dung dịch X đến khi kết tủa cực đại, lấy phần kết tủa này đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 23,79 gam rắn khan. Số mol HNO3 đã phản ứng là: A. 1,04 B. 1,08 C. 1,09 D. 1,05
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp rắn A gồm Al, Mg và Fe2O3 trong V lít dung dịch HNO3 0,5M. Sau phản ứng thu được dung dịch B và 0,672 lít (đktc) hỗn hợp khí D gồm 2 khí không màu, không hóa nâu trong không khí có tỉ khối so với H2 là 14,8. Đem dung dịch B tác dụng với NaOH dư thu được dung dịch C và kết tủa E nặng 47,518 gam. Đem lọc kết tủa E nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 38,92 gam chất rắn F. Để hòa tan hết F cần dùng 1,522 lít dung dịch HCl 1M. Sục CO2 dư vào dung dịch C thu được 13,884 gam kết tủa trắng. Khối lượng muối có trong B là: A. 142,322 B. 148,234 C. 167,479 D. 128,325
Đốt cháy hoàn toàn 30,4 gam hỗn hợp X chứa CH4, C2H4, C3H4, C4H6 và H2 thu được tổng số mol của H2O và CO2 là 5,4 mol. Mặt khác, nếu cho một ít bột Ni vào bình kín chứa hỗn hợp X trên rồi nung nóng một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỷ khối so với H2 là 7,6. Biết các chất trong X đều có mạch hở. Nếu sục toàn bộ Y vào dung dịch nước Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là: A. 0,48 B. 0,58 C. 0,52 D. 0,62
Hỗn hợp X gồm một anđehit, một ancol, một amin đều đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 7,68 gam hỗn hợp X bằng lượng O2 vừa đủ thu được 16,72 gam CO2 và a gam H2O. Mặt khác, nếu hidro hóa hoàn toàn lượng X trên thì cần 0,04 mol H2 . Đem toàn bộ sản phầm dẫn qua bình đựng Na dư thu được 0,672 lít H2. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây A. 9,4 B. 8,6 C. 8,9 D. 9,9 đại học trả lời 29.07.2017 Bình luận(0)
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch muối mononatri glutamat. (b) Thủy phân hoàn toàn peptit (C6H11O4N3) trong dung dịch NaOH dư, đun nóng. (c) Đun nóng phenyl axetat với dung dịch NaOH dư. (d) Cho phenol đến dư vào dung dịch Na2CO3. (e) Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch phenyl amoni clorua, đun nóng. Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa một muối là A. 1 B. 3 C. 4 D. 2
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến