- Tình hình chính trị :
Trên thế giới, 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Chính phủ Pháp đầu hàng Đức, Ở Đông Dương, Pháp thực hiện chính sách vơ vét sức người, sức của để dốc vào cuộc chiến tranh.
Tháng 9-1940, Nhật vào miền Bắc Việt Nam, Pháp đầu hàng. Nhật giữ nguyên bộ máy thống trị của Pháp để vơ vét kinh tế phục vụ cho chiến tranh, đàn áp cách mạng. Các đảng phái thân Nhật ra sức tuyên truyền lừa bịp về văn minh, sức mạnh Nhật Bản, thuyết Đại Đông Á, dọn đường cho Nhật hất cẳng Pháp.
Bước sang năm 1945, ở châu Âu, Đức thất bại nặng nề; ở châu Á – Thái Bình Dương, Nhật thua to. Ở Đông Dương, ngày 9-3-1945 Nhật đảo chính Pháp. Lợi dụng cơ hội đó, các đảng phái chính trị ở Việt Nam tăng cường hoạt động. Quần chúng nhân dân sục sôi khí thế, sẵn sàng khởi nghĩa.
- Tình hình kinh tế – xã hội :
Về kinh tế :
Pháp ra lệnh tổng động viên, thi hành chính sách “Kinh tế chỉ huy”:
Nhật buộc Pháp phải cho Nhật sử dụng phương tiện giao thông, cung cấp lương thực, thực phẩm, tiền cho Nhật.
Quân Nhật còn cướp ruộng đất của nông dân, bắt nông dân nhổ lúa, ngô để trồng đay, thầu dầu phục vụ cho nhu cầu chiến tranh
Nhật yêu cầu Pháp xuất các nguyên liệu chiến tranh sang Nhật với giá rẻ (than, sắt, cao su, xi măng …)
Công ty của Nhật còn đầu tư vào những ngành phục vụ cho quân sự như măng-gan, sắt, phốt phát, crôm .
Về xã hội:
Chính sách bóc lột của Pháp – Nhật đẩy nhân dân ta tới chỗ cùng cực, ( một cổ hai tròng) Cuối 1944 đầu năm 1945 có 2 triệu đồng bào chết đói.
Các giai cấp, tầng lớp ở nước ta, trừ tay sai đế quốc, đại địa chủ và tư sản mại bản, đều bị ảnh hưởng bởi chính sách bóc lột của Pháp - Nhật.
Trước những chuyển biến của tình hình thế giới, Đảng phải kịp thời đề ra đường lối đấu tranh phù hợp.