Điện phân a mol Al2O3 nóng cháy với điện cực bằng than chi. Hiệu suất điện phản là h%. Sau điện, tại anot thoát ra V lit khí (đktc) gồm khí ( O2 và CO, trong đó phần trăm CO2 là b% về thể tích. Biểu thức liên hệ giữa a b, V và h là:
Cho 3,82 gam hợp kim Ba, Al vào nước dư chỉ thu được dung dịch chưa duy nhất một muối. Khối lượng Ba là:
A. 3.425 gam. B. 1,644 gam.
C. 1,370 gam, D. 2,740 gam
Cho một lá nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch Hg(NO3)2, thấy có một lớp thủy ngân bám trên bề mặt nhôm. Hiện tượng tiếp theo quan sát được là:
A. khí hiđro thoát ra mạnh.
B. khí hiđro thoát ra sau đó dừng lại ngay.
C. lá nhôm bốc cháy.
D. lá nhôm tan ngay trong thủy ngân và không có phản ứng.
Cho X mol hỗn hợp 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thì thu được a gam muối khan. Nếu cũng cho X mol hỗn hợp trên tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 thì thu được b gam muối khan. Giá trị của X là :
Hoà tan 46 gam một hỗn hợp Ba và hai kim loại kiềm A, B thuộc hai chu kì kế tiếp nhau vào nước thu được dung dịch C và 11,2 lít khí (đktc). Nếu thêm 0,18 mol Na2SO4 vào dung dịch C thì dung dịch sau phản ứng vẫn chưa kết tủa hết Ba. Nếu thêm 0,21 mol Na2SO4 vào dung dịch C thì dung dịch sau phản ứng còn dư Na2SO4. A và B là:
A. Li và Na. B. Na và K. C. K và Rb. D. Rb và Cs.
Cho 7,1 gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm X và một kim loại kiềm thổ Y tác dụng với lượng dư dung dịch HCl loãng thu được 5,6 lít khí. Hai kim loại X, Y có thể là:
A K và Ba B. K và Ca. C. Na và Mg. D. Li và Be.
Một loại nước cứng tạm thời chứa ion Ca2+. Cô cạn 100 ml dung dịch nước cứng này thu được 156,8 ml CO2 (đktc). Để loại bỏ tính cứng tạm thời của 1 lít nước cứng này cần dùng tối thiếu số ml dung dịch NaOH 0,1M là:
A 140 ml. B. 700 ml. C. 70 ml. D. 1400 ml.
Nhỏ từ từ dung dịch chứa a mol NaHCO3 và a mol Na2CO3 vào dung dịch HCl thu được V lít khí (đktc). Khi cho dung dịch CaCl2 dư vào dung dịch sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Quan hệ giữa a với m, V là:
Hỗn hợp X gồm ba hợp chất hữu cơ mạch hở và có cùng số nguyên tử cacbon gồm hai peptit và một este Y đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn 29,61 gam X cần dùng 1,4225 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 120,0 gam kết tủa. Mặt khác, đun nóng 29,61 gam X cần dùng tối đa dung dịch chứa 14,8 gam NaOH, thu được ancol etylic và 38,57 gam hỗn hợp Z gồm ba muối; trong đó có hai muối của hai α-amino axit có dạng H2NCnH2nCOOH. Điều khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Tổng số nguyên tử oxi trong hai peptit là 8.
B. Hai peptit đều cho được phản ứng màu biurê.
C. Y có công thức là C8H14O2.
D. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp X chiếm 30,26%.
Hỗn hợp T gồm một axit cacboxylic X (CnH2n-2O2); một axit cacboxylic Y
(CmH2m-2O4) và một este được tạo bởi glixerol với một axit cacboxylic đơn chức (đều mạch hở, trong mỗi phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức). Đốt cháy hoàn toàn 46,5 gam T cần dùng 1,335 mol O2, thu được CO2 và 19,26 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 46,5 gam T với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 55,52 gam muối khan. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp T là
A. 4,65%. B. 5,55%. C. 7,74%. D. 9,25%.
Hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon mạch hở. Hỗn hợp Y gồm metylamin và trimetylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,22 mol hỗn hợp T chứa m gam X và m gam Y cần dùng 0,88 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua dung dịch Ca(OH)2, thu được 44,0 gam kết tủa; đồng thời dung dịch thu được có khối lượng giảm 7,84 gam. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích là 1,344 lít (đktc). Để làm no hoàn toàn m gam X cần dùng V ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là
A. 200. B. 160. C. 240. D. 180.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến