Trước tiên ,chúng ta cần tìm hiểu quá trình phân biệt màu sắc của mắt người. Bộ phận giữ chức năng phân biệt màu sắc trong mắt người là tế bào thị giác hình que. Nó có ba loại, lần lượt là ba loại sắc tố cơ bản: đỏ, xanh và xanh da trời.
Chúng ta đều biết, thông qua ánh sáng phản xạ của vật thể vào tròng mắt, có thể nhìn thấy vẻ ngoài của sự vật. Nhưng, những sự vật có màu sắc khác nhau thì vai trò đối với ánh sáng trong mắt cũng khác nhau. Lúc này, tế bào thị giác hình que sẽ phát ra tín hiệu thông báo cho não, chúng ta mới cảm nhận được màu sắc.
Ba loại sắc tố làm sao có thể cảm nhận được nhiều màu sắc khác nhau? Thì ra, tế bào thị giác hình que của chúng ta là một hoạ sỹ tài ba. Nó sẽ căn cứ vào sự thay đổi của màu sắc để điều phối tỉ lệ ba loại sắc tố cơ bản tiến hành hỗn hợp. Khi ba loại tế bào thị giác hình que có những phản ứng như nhau đối với ánh sáng, nó sẽ nảy sinh thị giác màu trắng.
Có một số người chỉ có thế phân biệt được sự đậm nhạt mà không phân biệt được màu sắc. Đó cũng chính là bệnh mù màu mà chúng ta thường nghe nói. Bệnh này chủ yếu do sự di truyền gây ra, do sự thiếu hụt tế bào thị giác hình que của một loại sắc tố nào đó trong mắt. Có thể căn cứ vào sự thiếu hụt chức năng phân biệt một loại màu nào đó để phân thành bệnh mù màu đỏ, mù màu xanh và mù màu hoàn toàn.
Hiện nay, y học vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu đối với căn bệnh này