1/-Hệ hô hấp:Gồm mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi. Giúp cơ thể trao đổi khí (O2 và CO2) giữa cơ thể với môi trường ngoài và giữa tế bào với mao mạch trong cơ thể.
- Hệ tiêu hoá:Gồm miệng, ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá. Giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng để thực hiện quá trình trao đổi chất.
- Hệ bài tiết:Gồm thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái. Có vai trò lọc máu, bài tiết nước tiểu, duy trì tính ổn định của môi trường trong.
2/Gồm tim và hệ mạch. Thực hiện vai trò tuần hoàn máu, lưu thông bạch huyết, đổi mới nước mô. Hệ tuần hoàn vận chuyển các chất trong cơ thể tới nơi cần thiết, giúp cho quá trình trao đổi chất ở tế bào.
3/Ở cấp độ cơ thể: Môi trường ngoài cung cấp thức ăn, nước, muối khoáng và ôxi qua hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, đồng thời tiếp nhận chất bã, sản phẩm phân huỷ và khí cơ2 từ cơ thể thải ra.
Ở cấp độ tế bào: Các chất dinh dưỡng và ôxi tiếp nhận từ máu và nước mô được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống; đồng thời các sản phẩm phân huỷ được thải vào môi trường trong, đưa tới cơ quan bài tiết, còn khí CO2 được đưa tới phổi để thải ra ngoài.