Câu 1: Hô hấp có liên quan như thế nào tới hoạt động sống của tế bào và cơ thể ?
Câu hỏi của Nguyễn Như Huyền - Sinh học lớp 8 | Học trực tuyến
Câu 2: Trình bày sự trao đổi khí ở phổi và tế bào
Câu 3: Dung tích sống là gì ?
Dung tích sống là thể tích lớn nhất của lượng không khí mà một cơ thể hít vào và thở ra. Dung tích sống phụ thuộc tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn
Quá trình luyện tập để tăng dung tích sống phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Dung tích phổi phụ thuộc dung tích lồng ngực, mà dung tích lồng ngực phụ thuộc sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa. Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co tối đa của các cơ thở ra, các cơ này cần luyện tập đều từ bé.
Câu 4: Hút thuốc lá có hại như thế nào đối với sức khỏe?
Câu hỏi của Nguyễn Như Huyền - Sinh học lớp 8 | Học trực tuyến
câu này tương tự câu 4 trong link
Câu 5: Trình bày phương pháp hô hấp nhân tạo
1. Phương pháp hà hơi thổi ngạt
a - Đặt nạn nhân nằm ngửa,
đầu ngửa ra phía sau.
b- Bịt mũi nạn nhân bằng hai
ngón tay.
c- Hít một hơi đầy lồng ngực rồi ghé
môi sát miệng nạn nhân và thổi hết
sứcvào phổi nạn nhân.
d- Lặp lại thao tác b và c 12 – 20 lần/phút
cho đến khi sự hô hấp tự động của nạn nhân
ổn định bình thường.
Nếu tim nạn nhân đồng thời ngừng đập, có thể
vừa thổi ngạt vừa xoa bóp tim.
2. Phương pháp ấn lồng ngực
a) Đặt nạn nhân nằm ngửa, lưng kê gối mềm để đầu hơi ngửa ra phía sau.
b) Cầm hai cẳng tay và dùng sức nặng cơ thể ép vào ngực nạn nhân
c) Dang tay nạn nhân đưa về phía đầu nạn nhân.
d) Làm lại thao tác b và c 12 – 20 lần/phút, cho tới khi sự hô hấp
tự động của nạn nhân ổn định bình thường.
Câu 6: Vai trò của tieu hóa đối với cơ thể là gì?
Vai trò của tiêu hóa là biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho cơ thể người và thải bỏ các chất bã trong thức ăn.
Câu 7: Nêu các tác nhân có hại trong hệ tiêu hóa ? Biện pháp và cách bảo vệ hệ tiêu hóa
Có rất nhiều tác nhân có thể gây hại cho hệ tiêu hóa ở những mức độ khác nhau :
- Răng có thể bị hư hại khi trong thức ân, đó uống hay kem đánh răng thiếu chất canxi (Ca) và fluo (F). hoặc do vi khuẩn lên men nơi vết thức ăn còn dính lại tạo ra môi trường axit làm hỏng lớp men răng và ngà răng.
- Dạ dày và tá tràng có thể bị viêm loét bởi hoạt động của vi khuẩn Helicobacter pylori kí sinh ở lớp dưới niêm mạc của những cơ quan này.
- Các đoạn ruột khác nhau cũng có thể bị viêm do nhiễm độc dẫn đến rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy. Các chất độc có thể do thức ăn ôi thiu, do vi khuẩn tả, thương hàn... hay kí sinh trùng amip tiết ra.
- Các tuyến tiêu hóa có thể bị viêm do các loại vi khuẩn, virut kí sinh gây ra. Gan có thể bị xơ (tế bào gan bị thoái hóa và thay vào đó là mô xơ phát triển) do viêm gan tiến triển, hay do tế bào gan không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, hoặc do tế bào gan bị đầu độc và hủy hoại bởi rượu, các chất độc khác.
- Hoạt động tiêu hóa còn có thể bị ngăn trở và giảm hiệu quả do giun sán sống kí sinh trong ruột (chúng có thể gây tắc ống mật, tắc ruột và cướp mất một phần chất dinh dưỡng của cơ thể). Các trứng giun sán thường dính trên bề mặt rau, củ không được rửa sạch và có thể sẽ lọt vào ruột khi ta ăn uống.
Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá
Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn để bảo vệ răng và các cơ quan khác trong khoang miệng.
Ăn uống hợp vệ sinh để tránh các tác nhân gây hại cho các cơ quan tiêu hóa.
Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh cho các cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá sức.
Ăn chậm nhai kĩ : ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị; tạo bầu không khí vui vẻ thoải mái khi ăn ; sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để sự tiêu hóa được hiệu quả.