Câu 1: Phương thức biểu đạt nghị luận
Câu 2: Ý nghĩa:
- Đất chính là nguồn sống, cung cấp dinh dưỡng cho mọi hạt nảy mầm. Nhưng đất không phải là của riêng hạt nào cả mà là của tất cả mọi hạt. Cũng giống như sự sống, cuộc đời này không phải là của riêng một ai mà là của tất cả mọi người. Không ai có quyền chiếm lấy, cướp đoạt hay thay đổi cuộc sống, cuộc đời của bất kì ai bởi ai cũng có quền được sống.
- Sự tốt đẹp luôn ở quanh ta nhưng không tự chúng tìm đến ta mà chính ta phải tự tìm ra những điều tốt đẹp cho bản thân và những người quanh ta. Khi ta làm điều gì sai trái, suy nghĩ tiêu cực thì ta sẽ nhận được những điều tương tự, sẽ chỉ thấy cuộc sống toàn những khó khăn, toàn thất bại và những điều khiến ta sầu não. Còn khi ta suy nghĩ tích cực, vui vẻ, có những hành động tích cực trong cuộc sống thì ta sẽ nhận lại được sự hạnh phúc, cuộc sống tốt đẹp. Chính vì vậy, mỗi ngừơi chúng ta hãy sống như " Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng".
Câu 3:
Tác giả viết như vậy bởi vì nếu trong cuộc sống này chúng ta có thể dễ dang nhận được những gì mà chúng ta muốn, có thể "nhắm mắt" cũng làm được mọi chuyện thì ta sẽ dần trở nên phụ thuộc vào sự dễ dàng ấy, cuộc đời sẽ chẳng có gì và trở nên nhàm chán, con người cũng không thể khám phá được bản thân mình, không thể trưởng thành. Ngược lại, nếu trong cuộc sống có đôi chúng ta vấp ngã hay gặp phải một vấn đề nan giải nào thì đó chính là cơ hội để ta thử thách chính bản thân mình, ta càng có thể nhìn nhận lại bản thân, nhận ra những ưu điểm để phát huy chung và những khuyết điểm thì sẽ được khắc phục. Từ đó ta sẽ học hỏi, nhận ra được nhiều vấn đề hơn, sẽ trưởng thành hơn.
Câu 4: Thông điệp ý nghĩa nhất:
- Con người phải trải qua thử thách mới hiểu rõ được chính mình và trưởng thành hơn trong cuộc sống.
II
Câu 1:
Đường đời cũng giống như đường đi của chúng ta hằng ngày, có lối rẽ này cũng có lối rẽ khác, có lúc khuc khuỷu, quanh co, gập ghềnh chứ chẳng bao giờ có thể thẳng tắp, bằng phẳng mãi được. Nó không hoàn hảo như ta vẫn thường mơ, thế tại sao ta lại không tự tay mình làm cho nó đẹp đẽ bởi cuộc đời của ta đẹp hay xấu là do chúng ta và điều đó cũng chính là điều mà hai câu thơ sau muốn nhắn nhủ:
"Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?"
Mình giúp làm mở đoạn còn phần sau mình ghi chú r bạn tự làm giúp mình nhé. Tai bài dài quá mà mình ko có thời gian. Xin lỗi bạn.
- Hai câu thơ trên tuy ngắn ngủi nhưng lại để trong ta biết bao suy nghĩ.
- "Cuộc đời méo mó": cuộc đời không bằng phẳng, luôn chất chứa những khó khăn, những điều trớ trêu, oái oăm, thậm chí là sự bất công, xấu xa. Nó chẳng bao giờ có thể đẹp đẽ một cách hoàn hảo. Vì thế ta chỉ ước mơ, cầu mong thì nó cũng không thể mất đi sự "gập ghềnh" vốn có.
- Méo mó- tròn: đối lập nhau
-Ta thường hay chê: thói đời thường hay chê bai, khinh chê. Chính cái chê của ta có khi nó khiến cuộc đời trở nên méo mó trước mắt ta.
=> Cuộc đời thường hay méo, nên con người cần tròn ngay từ trong tâm, tránh chỉ chê bai, oán trách.
- Tròn tự trong tâm: cái nhìn, thái độ, suy nghĩ đúng đắn của con người cần tích cực, lạc quan trước cuộc đời cho dù hoàn cảnh như thế nào.
+ Tâm: là tấm lòng, là tình cảm chân thành.
- Bản chất cuộc đời là không đơn giản, không bao giờ hoàn toàn là những điều tốt đẹp, thậm chí có vô vàn những điều “méo mó” (dẫn chứng)
- Thái độ “tròn tự trong tâm” là thái độ tích cực, chủ động trước hoàn cảnh. Đây là thái độ sống đúng, làm đúng, không gục ngã trước khó khăn, trước phi lý bất công. Thái độ “tròn tự trong tâm” sẽ giúp ích nhiều cho cá nhân và xã hội (dẫn chứng)
- Trong thực tế xã hội có những cá nhân có thái độ tiêu cực trước cuộc sống:
+ “Ta hay chê”: thái độ cần phê phán
- Con người hoàn toàn có thể thay đổi đời sống chỉ cần mỗi cá nhân chủ động, tích cực từ trong tâm. "Thiên đường" hay "địa ngục" đều do mình quyết định.
- Câu thơ như một lời nhắc nhở, nêu lên một phương châm sống cho mỗi người trước cuộc đời.
Kết đoạn:
Khẳng định lại thái độ sống của con người: cần tích cực, chủ động hơn.
Câu 2 mình ko lm được tại mình chưa học tới.