25. Xác định từ đồng nghĩa trong các ví dụ sau :
a. Thúy Kiều đi qua cầu nhác thấy chàng Kim lòng đã Trọng
Trọng Thủy nhòm vào nước thoáng thấy nàng Mị mắt rơi Châu.
Từ đồng nghĩa : thấy - nhòm
b. Một cây làm chẳng nên non ,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao .
Từ đồng nghĩa: non- núi
c. Đi tu phật bắt ăn chay
Thịt chó ăn được , thịt cầy thì không !
Từ đồng nghĩa : thịt chó- thịt cầy (thịt chó nấu ra thịt cầy nhưng ở trong câu trên thì hai cái này mang cùng một nét nghĩa với nhau)
d. Tìm từ đồng nghĩa trong 2 câu ca dao sau
- “Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền” .( Hồ Chí Minh )
- “Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng ”.
( Việt Bắc – Tố Hữu )
Từ đồng nghĩa : mênh mông - bát ngát
27 .Tìm các từ trái nghĩa trong các câu ca dao, tục ngữ sau:
a) Non cao non thấp mây thuộc ,
Cây cứng cây mềm gió hay. ( Nguyễn Trãi)
b) Trong lao tù cũ đón tù mới,
Trên trời mây tạnh đuổi mây mưa.( Hồ Chí Minh)
Từ trái nghĩa : cũ - mới; cứng - mềm; cao - thấp
c) Còn bạc , còn tiền ,còn đệ tử,
Hết cơm , hết rượu, hết ông tôi.( Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Từ trái nghĩa : còn - hết
d) Nơi im lặng sắp bùng lên bão lửa,
Chỗ ồn ào đang hóa than rơi.(Phạm Tiến Duật)
Từ trái nghĩa : im lặng - ồn ào
e)Đất có chỗ bồi , chỗ lở, người có người dở , người hay.
Từ trái nghĩa : bồi - lở ; dở - hay
28. Điền các từ trái nghĩa thích hợp vào các câu tục ngữ sau:
a) Một miếng khi đói bằng một gói khi…no……
b) Chết…trong…….còn hơn sống
đục
c) Xét mình công ít tội nhiều ……
d) Khi vui muốn khóc , buồn tênh lại …cười………..
e) Nói thì………dễ……….làm thì khó
g) Trước lạ sau…quen…………….
35.Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau:
a. An phận thủ thường:
Câu này thường sử dụng để nói ,cũng như kà lời nhắc nhở,phải an phận,tự biết phận mình,không được vượt phép
b. Tóc bạc da mồi:
c. Được voi đòi tiên :
Ý chỉ những người lòng tham vô đáy
d. Nước mắt cá sấu :
Chỉ những người giả tạo,sống giả,ít yêu thương
e. Bách chiến bách thắng :
Đánh đâu thắng đấy
g. Ăn cháo đá bát :
Chỉ những kẻ bội ơn nghĩa
B. VĂN HỌC: Tục ngữ về con người và xã hội
1) Nêu định nghĩa về tục ngữ ?
Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền đạt, thường gieo vần lưng
2) Học thuộc lòng và nêu nội dung, nghệ thuật của các câu tục ngữ đã học?
C. TẬP LÀM VĂN:
1. Thế nào là văn nghị luận?
Văn nghị luận là một thể loại có truyền thống lâu đời, có giá trị và. thể chia văn nghị luận làm hai loại lớn: nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
2. Nêu những đặc điểm của văn nghị luận ?
Có hệ thống luận điểm,luận cứ rõ ràng.Thuyết phục người đọc,người nghe