Alen B ở sinh vật nhân thực có 900 nuclêôtit loại ađênin và có tỉ lệ A/G = 3/2. Alen B bị đột biến thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T trở thành alen b. Tổng số liên kết hiđrô của alen b là
A. 3600. B. 3599. C. 3899. D. 3601.
số nuclêôtit loại g của alen b là 600 nuclêôtit.
đột biến thay thế 1 cặp g - x bằng 1 cặp a – t khiến gen b thành b nên số nuclêôtit mỗi loại của b là:
a = t = 901 nuclêôtit; g = x = 599 nuclêôtit.
số liên kết hiđrô của b là: 2 x 901 + 3 x 599 = 3599 liên kết.
đáp án b.
Gen A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết hiđrô bị đột biến alen a. Cặp gen Aa tự nhân đôi lần thứ nhất đã tạo ra các gen con, tất cả các gen con này lại tiếp tục nhân đôi lần thứ hai. Trong hai lần nhân đôi, môi trường nội bào đã cung cấp 1083 nuclêôtit loại ađênin và 1617 nuclêôtit loại guanin. Dạng đột biến đã xảy ra với gen A là
A. thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X
B. mất một cặp A - T
C. mất một cặp G - X
D. thay thế một cặp G - X bằng một cặp A – T
Một phân tử ADN của vi khuẩn thực hiện nhân đôi, người ta đếm được tổng số 50 phân đoạn Okazaki. Số đoạn mồi cần được tổng hợp là:
A. 50. B. 52. C. 51. D. 102.
Điểm nhiệt độ mà ở đó hai mạch của phân tử ADN tách ra thì gọi là nhiệt độ nóng chảy của ADN. Có 4 phân tử ADN đều có cùng chiều dài như¬ng tỉ lệ các loại Nu khác nhau. Hỏi phân tử nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
A. Phân tử ADN có A chiếm 20%.
B. Phân tử ADN có A chiếm 40%.
C. Phân tử ADN có A chiếm 10%.
D. Phân tử ADN có A chiếm 30%.
Ở 1 loài vi khuẩn, mạch bổ sung với mạch gốc của gen có tỉ lệ các loại nu A, T, G, X lần lượt là: 10%; 20%; 30% và 40%. Khi gen trên phiên mã 3 lần đã lấy từ môi trường nội bào 360 nu loại A, trên mỗi mARN có 5 ribôxôm dịch mã 1 lần. Số lượng ribônuclêôtit môi trường cung cấp cho phiên mã và số lượt tARN đã tham gia quá trình dịch mã là
A. 3600 nu và 1995 lượt tARN.
B. 3600 nu và 5985 lượt tARN.
C. 7200 nu và 5985 lượt tARN.
D. 1800 nu và 2985 lượt tARN.
Một gen bình thường chứa 1068 liên kết hiđrô và 186 Guanin. Đột biến xảy ra dẫn đến gen tăng 1 liên kết hiđrô nhưng không thay đổi chiều dài. Kết luận nào sau đây sai ?
A. Đột biến xảy ra dưới dạng thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - X.
B. Sau đột biến gen có A = T = 254; G = X = 187.
C. Chiều dài của gen trước khi đột biến là: 149,94 nm.
D. Sau đột biến nếu gen nhân đôi 2 lần thì môi trường cung cấp: A = T = 765; G = X = 558.
Gen có 1170 nuclêôtit và có G = 4A. Khi gen đột biến nhân đôi liên tiếp 3 lần, nhu cầu nuclêôtit loại A giảm xuống 14 nuclêôtit, còn loại G không đổi so với gen bình thường. Số liên kết hiđrô bị phá huỷ trong quá trình nhân đôi là
A. 11438 liên kết.
B. 11417 liên kết.
C. 11466 liên kết.
D. 11424 liên kết.
Thành tựu nào dưới đây không được tạo ra từ ứng dụng công nghệ gen?
A. Vi khuẩn E. coli sản xuất hormon somatostatin.
B. Lúa chuyển gen tổng hợp β caroten.
C. Ngô DT6 có năng suất cao, hàm lượng protêin cao.
D. Cừu chuyển gen tổng hợp protêin huyết thanh của người.
Kỹ thuật cấy gen là kỹ thuật tác động trên đối tượng nào sau đây?
A. ADN. B. ARN. C. Protêin. D. Nhiễm sắc thể.
Trong kĩ thuật chuyển gen, phân tử ADN tái tổ hợp được tạo như thế nào?
A. ADN plasmit sau khi được nối thêm vào một đoạn ADN của tế bào cho.
B. ADN của tế bào cho sau khi được nối vào một đoạn ADN của tế bào nhận.
C. ADN của tế bào nhận sau khi được nối vào một đoạn ADN của tế bào cho. D. ADN plasmit sau khi được nối thêm vào một đoạn ADN của tế bào nhận
Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau:
1. Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn. 2. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
3. Lai các dòng thuần chủng với nhau. 4. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen mong muốn.
Việc tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp được thực hiện theo quy trình:
A. 1, 2, 3, 4 B. 4, 1, 2, 3 C. 2, 3, 4, 1 D. 2, 3, 1, 4
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến