* Các tài nguyên của biển phục vụ cho các ngành nào ?
– Nguồn lợi sinh vật: Phong phú, giàu thành phần loài, nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm…
– Tài nguyên khoáng, dầu mỏ và khí tự nhiên: Nguồn muối vô tận; sa khoáng ôxit titan có giá trị xuất khẩu, cát trắng làm thủy tinh; các mỏ dầu, khí ở thềm lục địa.
– Điều kiện phát triển giao thông vận tải biển: Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế; có nhiều vụng biển kín, cửa sông thuận lợi cho việc xây dựng cảng.
– Điều kiện phát triển du lịch biển – đảo: Nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt…
- Khai thác và nuôi trồng hải sản:
+ Vùng biển nước ta giàu có: hơn 2.000 loài cá, trong đó khoảng 110 loài có giá trị kinh tế (cá nục, cá trích, cá thu, cá ngừ, cá hồng,...), 100 loài tôm (có giá trị xuất khẩu cao: tôm he, tôm hùm, tôm rồng). Tống trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn (95,5% là cá biển), hàng năm khai thác khoảng 1,9 triệu tấn.
+ Dọc bờ biển có nhiều vụng, vịnh, đầm phá, cửa sông, vùng rừng ngập mặn,... thuận lợi cho nuôi trồng hải sản.
- Du lịch biến - đảo:
+ Dọc bờ biển có 120 bãi cát rộng, dài, đẹp. + Nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kì thú.
+ Có Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới.
- Khai thác và chế biến khoáng sản biển:
+ Các mỏ dấu khí trữ lượng lớn, nhất là ở thềm lục địa phía Nam.
+ Biển mặn, nhiều nắng, thuận lợi cho nghề làm muối, đặc biệt ở ven biển Nam Trung Bộ.
+ Có titan ở các bãi cát dọc bờ biển, cát chế biến thuỷ tinh (Vân Hải, Cam Ranh). - Giao thông vận tải biền:
+ Gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng.
+ Ven biển có nhiều vũng, vịnh, cửa sông xây dựng cảng.
=>Nói chung là phát triển ngành dịch vụ ,giao thông vận tải ,ngư nghiệp-
* Môi trường biển đang bị ô nhiễm như thế nào ?
Biển Việt Nam đang ở trong tình
trạng ô nhiễm đáng báo động:
Hàm lượng dầu trong nước biển
của Việt Nam nhìn chung đều vượt
giới hạn tiêu chuẩn Việt Nam và vượt
rất xa tiêu chuẩn Hiệp hội các Nước
Đông Nam Á (ASEAN. Đặc biệt, có
những thời điểm vùng nước khu vực
cảng Cái Lân có hàm lượng dầu đạt
mức 1,75 mg/l, gấp 6 lần giới hạn
cho phép; vịnh Hạ Long có 1/3 diện
tích biển hàm lượng dầu thường
xuyên từ 1 đến 1,73 mg/l.
Chất lượng môi trường biển nước ta đang ngày càng đi xuống.
Một số vùng ven bờ đang bị đục hoá, lượng phù sa lơ lửng tăng
gây ảnh hưởng lớn đến du lịch, làm giảm khả năng quang hợp của
một số sinh vật biển và làm suy giảm nguồn giống hải sản tự nhiên.
Nước biển của một số khu vực có biểu hiện bị axit hoá do độ pH
trong nước biển tầng mặt biến đổi trong khoảng 6,3 - 8,2. Nước
biển ven bờ có biểu hiện bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ, kẽm (Zn), một
số chủng thuốc bảo vệ thực vật.
Hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật chủng Andrin và Endrin của
các mẫu sinh vật đáy các vùng cửa sông ven biển phía Bắc đều cao
hơn giới hạn cho phép.
Đa dạng sinh học động vật đáy ven biển miền Bắc và thực vật nổi ở
miền Trung suy giảm rõ rệt .
Hiện tượng thuỷ triều
đỏ đã xuất hiện tại vùng
biển Nam Trung Bộ, đặc
biệt là tại Khánh Hoà,
Ninh Thuận, Bình
Thuận làm chết các loại
tôm cá đang nuôi trồng
ở các vùng này.
Hiệu suất khai thác hải
sản giảm
tình trạng dùng các ngư
cụ đánh bắt cá có tính
chất huỷ diệt diễn ra khá
phổ biến như xung điện,
chất nổ, đèn cao áp quá
công suất cho phép…làm
cạn kiệt các nguồn lợi hải
sản ven bờ. Nguồn lợi hải
sản có xu hướng giảm
dần về trữ lượng, sản
lượng và kích thước cá
đánh bắt .
Phần 1 mình đã đưa ra một số các ý chính bạn tham khảo nha.Chúc bạn học tốt !