Đoạn trích này là đoạn mở đầu trong tác phẩm "Nước Đại Việt ta'' của Nguyễn Trãi, không dừng lại ở đó mà nó còn nói lên một trong những quan điểm hiện đại của ông về việc cai trị nước. ''Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân'' chính là câu thể hiện rõ cái quan điểm đó, nhân nghĩa ở đây chính là lòng thương người, và đây chính là việc nhân nghĩa trong trị quốc chính là phải yêu thương dân, lấy dân làm gốc vì nếu không có dân chúng cũng không có một đất nước như hiện tại. Và trong cái thời điểm hiện tại, việc nhân nghĩa nhất chính là trừ bạo hay diệt giặc để yên lòng dân. Vì thế, nhân nghĩa là cần phải đấu tranh để cho dân tộc Việt Nam tồn tại và phát triển, đất nước ta hoàn toàn có chủ quyền và không để cho bất cứ thế lực nào xâm chiếm dù có lấy nhỏ đánh lớn, hay một tiểu quốc đấu một cường quốc.Chiến lược đánh giặc cứu nước, cứu dân, “mở nền thái bình muôn thuở” bằng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã có ý nghĩa rất to lớn cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn đấu tranh cứu nước và dựng nước của dân tộc ta. Tư tưởng đó như thể hiện được lòng tự hào của Nguyễn Trãi về chủ quyền dân tộc và tự hào về lòng yêu nước của mình. Và cái tư tưởng trên đã vượt qua những tư tưởng lạc hậu, cổ hủ của Khổng Mạnh, vì muốn có nước giàu mạnh thì phải mang đến cho nhân dân một cuộc sống thật yên vui thái bình.Khi dân yên bình, ấm no thì nước non tất thịnh vượng. Vì khi có ngoại biến thì tình yêu nước mạnh mẻ, sự chiến đấu và câm thù giặc phụ thuộc rất nhiều vào nhân dân, có thể vì nước mà đứng lên kháng chiến và hi sinh vì độc lập chủ quyền của dân tộc. Không chỉ dừng lại ở đó, tư tưởng còn thể hiện cho một hoài bão lớn, một khát khao lớn là mong muốn được dân giàu nước mạnh, một mục đích cao cả. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi còn tiến xa hơn một bước nữa, đó là ý tưởng xây dựng một đất nước thái bình, bên trên vua thánh tôi hiền, bên dưới không còn tiếng giận oán sầu.Tầm chiến lược, nhìn xa trông rộng và khoa học trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi còn được thể hiện ở tư tưởng cầu người hiền tài luôn vì nước, giúp dân. “Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” cũng là một việc làm mang tính nhân nghĩa của Nguyễn Trải. Việc dân, việc nước là những việc làm cơ bản của một vị vua, vị tướng tài, khi nhân dân có cuộc sống bình yên thì việc thứ hai cần phải làm là xây dựng quân đội để bảo vệ đất nước và chủ quyền độc lập. Chính cái tư tưởng nhân nghĩa mới đó theo suốt chúng ta từ đó đến giờ nên đã giúp cho dân tộc ta thoát khỏi những hố đen tối để tìm đến ánh sáng, hi vọng và đỉnh cao của chiến thắng trong những năm tháng cơ cực, vất cả khi bị xâm lược. Và từ đó, ta thấy rằng ông là một tấm gương sáng, một bậc hiền triết mẫu mực và vĩ đại, luôn một lòng vì nước thương dân. Và đoạn trích trên, tuy ngắn ngủi nhưng lại thể hiện cái khí thế đầy hào hùng, lòng yêu nước bùng cháy cùng một khát khao độc lập, tự do đến tột cùng. Đó chính là niềm tin và sự quyết tâm của dân tộc ta trước những ách đô hộ ngàn năm.