4.
Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa dưới thời Minh - Thanh :
Dựa vào nội dung mục 5, SGK và phần hướng dẫn học mục 5 để trả lời. Trong đó, nêu rõ sự xuất hiện của các công trường thủ công sản xuất trên quy mô lớn, có sự chuyên môn hoá trong sản xuất và thuê nhiều nhân công.
5.Những thành tựu lớn về văn hoá, khoa học — kĩ thuật của nhân dân Trung Quốc thời phong kiến :
Ngoài việc nêu các thành tựu, cần trình bày ý nghĩa của những thành tựu đó đối với Trung Quốc và sự ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc đối với các nước xung quanh, trong đó có Việt Nam.
2.
Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường :
Những biểu hiện sự phát triển thịnh vượng của nhà Đường về : tổ chức nhà nước, kinh tế, đối ngoại. Đồng thời, giải thích được vì sao đến thời Đường, xã hội Trung Quốc phát triển thịnh vượng (đất nước thống nhất, chính quyền vững mạnh, là cơ sở để đẩy mạnh phát triển kinh tế,...).
3.
- Có sự khác nhau đó vì : nhà Tống do người Trung Quốc lập, nên họ thực hiện các chính sách nhằm củng cố và phát triển đất nước, ổn định đời sống nhân dân. Còn nhà Nguyên được lập nên bởi sự xâm lược của người Mông cổ, nên họ thực hiện chính sách cai trị, áp bức dân tộc hà khắc đối với nhân dân Trung Quốc.
1.Ở phía bắc Trung Quốc có một vùng đồng bằng hết sức rộng lớn, phì nhiêu. Đó là vùng đồng bằng Hoa Bắc do phù sa sông Hoàng Hà tạo nên. Ở đây, người Trung Quốc đã xây dựng nhà nước đầu tiên của mình từ 2000 năm trước Công nguyên (TCN), rồi mở rộng dần xuống phía nam. Trải qua các triều đại Hạ, Thương, Chu, người Trung Quốc đã xây dựng nên một nền văn minh cổ đại phát triển rực rỡ.
Đến thời Xuân Thu - Chiến Quốc, nhờ sự xuất hiện của công cụ bằng sắt, diện tích gieo trồng được mở rộng, năng suất lao động tăng, làm cho xã hội Trung Quốc có nhiều thay đổi sâu sắc. Một số quan lại và nông dân giàu chiếm nhiều ruộng đất, lại có quyền lực, trở thành giai cấp địa chủ. Ngược lại, nhiều nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy, gọi là nông dân lĩnh canh hay những tá điền. Khi nhận ruộng, nông dân phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là địa tô. Như vậy, xã hội phong kiến Trung Quốc đã được hình thành dần dần từ thế kỉ III TCN (thời Tần) và được xác lập vào thời Hán.