-Những đặc điểm cơ bản:
Thời kì hình thành:
+ Phương Đông: hình thành từ thế kỉ III TCN đến thế kỉ X.
+ Phương Tây: hình thành từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV
Nhận xét: Các nước phương Đông chuyển sang chế độ phong kiến sớm hơn
Thời kì phát triễn
+ Phương Đông : Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV
+ Phương Tây: Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV
Nhận xét: Phương Đông phát triễn chậm chạp hơn
Thời kì khủng hoảng và suy vong:
+ Phương Đông: Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX
+ Phương Tây: Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI
Nhận xét: Ở các nước phương Đông quá trình khủng hoảng suy vong kéo dài hơn.
Cơ sở kinh tế:
+ Phương Đông: Nông nghiệp đóng kín trong các công xã nông thôn
+ Phương Tây: Nông nghiệp đóng kín trong các lãnh địa phong kiến
Nhận xét: Cư dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp,chăn nuôi và nghề thủ công.
Các giai cấp:
+ Phương Đông: Địa chủ và nông dân
+ Phương Tây: Lãnh chúa và nông nô
Nhận xét: Địa chủ và lãnh chúa giao ruộng cho nông dân hay nông nô cày cấy rồi thu thuế.
Phương pháp bóc lột:
+ Phương Đông: địa tô
+ Phương Tây : địa tô
Nhận xét: lãnh chúa và địa chủ đều bóc lột nông dân,nông nô bằng địa tô. Họ sống rất cực khổ.
2. So sánh tổ chức bộ máy nhà nước :
+ Phương Đông:
- Giai cấp thống trị: Vua,quan,địa chủ
- Thể chế nhà nước: Chế độ quân chủ
- Sự chuyên chế của nhà vua có từ thời cổ đại. Sang xã hội phong kiến,nhà vua chuyên chế còn tăng thêm quyền lực,trở thành Hoàng đế hay Đại vương.
+ Phương Tây:
- Người thống trị là vua,lãnh chúa
- Theo chế độ quân chủ
- Quyền lực của vua lúc đầu bị hạn chế trong lãnh địa. Nhưng từ thế kỉ XV, khi các quốc gia phong kiến được thống nhất, quyền hành càng được tập trung trong tay vua.