Trường hợp nào sau đây không phải là sự phát quang? A. Phát quang catôt ở màn hình tivi B. Sự phát quang của đom đóm. C. Sự phát quang của dây tóc bóng đèn trong bóng đèn sợi đốt. D. Sự phát sáng của photpho bị oxi hóa trong không khí.
đáp án : c
c là sự phát sáng do nhiệt.
Quang phổ phát xạ của Natri chứa vạch màu vàng ứng với bước sóng λ = 0,56 μm . Trong quang phổ vạc hấp thụ của Natri sẽ: A. Thiếu mọi vạch có bước sóng λ >; 0,56 μm B. Thiếu vạch có bước sóng λ = 0,56 μm C. Thiếu tất cả các vạch mà bước sóng λ ≠ 0,56 μm D. Thiếu mọi vạch có bước sóng λ < 0,56 μm
Hiện tương quang điện trong và hiện tượng quang điện ngoài không có chung đặc điểm nào sau đây: A. Đều tồn tại bước sóng giới hạn để xảy ra hiện tương quang điện. B. Đều có sự giải phóng electron nếu bức xạ chiếu vào thích hợp có tần số đủ lớn. C. Đều có hiện tượng các electron thoát khỏi khối chất, chuyển động ngược chiều sức điện trường. D. Đều có thể xảy ra khi chiếu vào mẫu chất ánh sáng nhìn thấy phù hợp.
Phát biểu nào sau đây là đúng: A. Giới hạn quang điện trong ( giới hạn quang dẫn ) của các chất bán dẫn chủ yếu nằm trong vùng tử ngoại. B. Hiện tượng ánh sáng làm bật các electron ra khỏi mặt kim loại được gọi là hiện tượng quang điện trong. C. Khi được chiếu ánh sáng thích hợp ( bước sóng đủ nhỏ ) điện trở suất của chất làm quang dẫn tăng lên so với khi không được chiếu sáng. D. Ngày nay trong các ứng dụng thực tế, hiện tượng quang điện trong hầu như dã thay thế hiện tượng quang điện ngoài.
Tìm phát biểu sai về hiện tượng quang dẫn và hiện tượng quang điện. A. Tế bào quang điện có catốt làm bằng kim loại kiềm hoạt động được với ánh sáng nhìn thấy. B. Công thoát của kim loại lớn hơn công cần thiết để bứt electron liên kết trong bán dẫn. C. Phần lớn tế bào quang điện hoạt động được với bức xạ hồng ngoại. D. Các quang trở hoạt động được với ánh sáng nhìn thấy và có thể thay thế tế bào quang điện trong các mạch tự động.
Tia hồng ngoại có đặc điểm A. Do các vật nóng phát ra. B. Là bức xạ không nhìn thấy có bước sóng ngắn hơn ánh sáng đỏ. C. Không tác dụng được lên kính ảnh. D. Bản chất là sóng cơ.
Tia tử ngoại A. Làm ion hóa môi trường nên được ứng dụng để tiệt trùng B. Chỉ được phát ra ở những vật nung nóng trên 3000o C C. Được phát ra khi một số đám hơi ở áp suất thấp được kích thích phát sáng D. Có bước sóng ngắn nên luôn có hại đối với cơ thể người
Dựa vào tác dụng nào của tia tử ngoại mà người ta có thể tìm được vết nứt trên bề mặt sản phẩm bằng kim loại A. Kích thích phát quang B. Nhiệt C. Hủy diệt tế bào D. Gây ra hiện tượng quang điện
Một chùm sáng trắng song song đi từ không khí vào thủy tinh, với góc tới lớn hơn không, sẽ A. Chỉ có phản xạ B. Có khúc xạ, tán sắc, phản xạ C. Chỉ có khúc xạ D. Chỉ có tán sắc
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quang phổ? A. Quang phổ liên tục của nguồn sáng nào thì phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng ấy. B. Mỗi nguyên tố hóa học ở trạng thái khí hay hơi nóng ánh sang dưới áp suất thấp cho một quang phổ vạch riêng, đặc trưng cho nguyên tố đó. C. Để thu được quang phổ vạch hấp thụ thì nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải cao hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ vạch liên tục. D. Quang phổ hấp thụ là quang phổ của ánh sáng do một vật rắn phát ra khi vật đó được nung nóng
Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X, tia gama đều A. Có tính đâm xuyên rất mạnh. B. Làm ion hóa không khí. C. Gây ra hiện tượng quang điện ngoài. D. Có cùng bản chất.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến