Cho 0,448 lít khí NH3 (đktc) đi qua ống sứ đựng 16 gam CuO nung nóng, thu được chất rắn X (giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn). Phần trăm khối lượng của Cu trong X là A. 12,37%. B. 87,63%. C. 14,12%. D. 85,88%.
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp MgCl2, FeCl3, CuCl2 vào nước dung dịch A. Dẫn luồng khí H2S qua dung dịch A đến dư được kết tủa nhỏ hơn 2,51 lần lượng kết tủa sinh ra khi cho dung dịch BaS dư vào dung dịch A. Tương tự nếu thay FeCl3 bằng FeCl2 trong A với khối lượng như nhau (được dung dịch B) thì lượng kết tủa thu được khi cho dung dịch H2S dư vào B nhỏ hơn 3,36 lần lượng kết tủa sinh ra khi cho dung dịch BaS dư vào B. Viết các phương trình phản ứng và tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. Bác Gia Nô trả lời 21.07.2018 Bình luận(0)
// Hỗn hợp E gồm 2 peptit mạch hở X, Y đều tạo bởi alanin và valin, Mx < My. Tổng số nguyên tử oxi trong phân tử X và Y là 11, số liên kết peptit trong X hoặc Y không nhỏ hơn 3. Thủy phân hoàn toàn 99,4 gam hỗn hợp E cần 1,1 lít dung dịch KOH 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 99,4 gam hỗn hợp E cần 132,72 lít O2 (đktc). Thành phần % về khối lượng của X trong hỗn hợp E là A. 48,48%. B. 54,54%. C. 54,02%. D. 62,52%.
Cho từ từ dung dịch chứa a mol Ba(OH)2 vào dung dịch chứa b mol ZnSO4. Đồ thị biểu diễn số mol kết tủa theo giá trị của a như sau: Giá trị của b là: A. 0,10 B. 0,12 C. 0,08 D. 0,11
Hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4. Cho khí CO qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch Ca(OH)2 dư, đến phản ứng hoàn toàn, thu được 4 gam kết tủa. Mặt khác, hoà tan hoàn toàn Y trong dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư) thu được 1,008 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa 18 gam muối. Tìm giá trị của m.
Cho hỗn hợp X gồm Fe, Al, Ba. chia làm 3 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng nước dư thu được 0,896 lít H2. Phần 2 tác dụng với 500 ml dung dịch NaOH 0,1M thu được 1,568 lít H2. Phần 3 tác dụng HCl dư thu được 2,24 lít H2. a) Chứng minh ở phần 1 Al chưa tan hết còn phần 2 NaOH dư. b) Tính phần trăm theo khối lượng của kim loại.
Hoà tan m gam hỗn hơp gồm NaBr và NaI vào nước được dung dịch A. Cho A phản ứng với Brom dư sau đó cô cạn dung dịch thu được duy nhất một muối khan B có khối lượng (m-47) gam. Hoà tan B vào nước và cho tác dụng với clo dư sau đó cô cạn dung dịch thu được duy nhất một muối khan C có khối lượng (m – 89) gam. Tính %NaI trong hỗn hợp ban đầu
Khử hoàn toàn 11,6 gam một oxit sắt bằng CO. Khối lượng sắt kim loại thu được ít hơn khối lượng oxit là 3,2 gam. Trộn 10,44 gam oxit sắt ở trên với 4,05 gam bột nhôm kim loại rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm (không có mặt không khí). Sau khi kết thúc thí nghiệm, lấy chất rắn thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy thoát ra 1,68 lít H2 (đo ở đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là A. 83,33%. B. 41,67%. C. 66,67%. D. 33,33%
Để khử hoàn toàn 8 gam oxit của một kim loại cần dùng hết 3,36 lít hiđro. Hoà tan hết lượng kim loại thu được vào dung dịch axít clohiđric thấy thoát ra 2,24 lít khí hiđro (các khí đo ở đktc). Cho toàn bộ lượng oxit trên tác dụng hết với dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư, thu được V lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất ở điều kiện tiêu chuẩn). Giá trị của V là A. 2,24. B. 3,36. C. 0. D. 4,48.
Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ nung nóng đựng 0,04 mol hỗn hợp A gồm FeO và Fe2O3. Sau khi kết thúc thí nghiệm ta thu được chất rắn B gồm 4 chất cân nặng 4,784 gam. Khí đi ra khỏi ống sứ cho hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 9,062 gam kết tủa. Mặt khác, hoà tan chất rắn B bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,6272 lít khí H2 (đktc). Biết rằng trong B số mol oxit sắt từ bằng 1/3 tổng số mol của sắt (II) oxit và sắt (III) oxit. Phần trăm khối lượng chất có khối lượng mol nhỏ nhất trong B là A. 86,96%. B. 32,78%. C. 81,94%. D. 18,06%
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến