Nhai là giai đoạn đầu tiên trong hệ thống tiêu hóa. Khi ta dung răng để nhai, thức ăn sẽ vỡ ra thành từng miếng nhỏ để dễ tiêu hóa và nuốt. Ngoài ra, nước bọt sẽ tiết ra nhiều hơn. Nó có chứa enzym đặc biệt để chuyển hóa các thực phẩm giàu tinh bột (khoai tây, bánh mì) trong lúc ta nhai.
2) Nuốt
Nuốt nghe có vẻ như là một quá trình đơn giản. Nó diễn ra rất nhanh. Tuy nhiên, thực phẩm không chỉ rơi xuống cổ họng để vào dạ dày một cách dễ dàng. Đầu tiên, lưỡi sẽ đẩy thức ăn vào mặt sau của cổ họng. Sau đó, có cơ bắp trong cổ họng sẽ đưa thức ăn xuống một ống dài dẫn đến dạ dày được gọi là thực quản. Trong quá trình rơi xuống đường ống này, cơ bắp vẫn đẩy thức ăn cho đến khi nó được để dạ dày.
3) Dạ dày
Giai đoạn tiếp theo là ở dạ dày. Thực phẩm ở trong dạ dày trong khoảng bốn tiếng. Ở bước này thức ăn bị nhiều enzim chuyển hóa thành protein mà cơ thể chúng ta có thể sử dụng. Dạ dày tiêu diệt rất nhiều vi khuẩn có hại để chúng ta không bị ngộ độc từ thức ăn.
4) Ruột non
Phần đầu tiên của ruột non tiết ra chất dịch từ gan và tuyến tụy để tiếp tục phân huỷ thức ăn. Phần thứ hai là nơi thực phẩm được hấp thu từ ruột và vào cơ thể chúng ta qua máu.
5) Ruột già
Giai đoạn cuối cùng là nhiệm vụ của ruột già. Các loại thực phẩm mà cơ thể không cần hoặc không thể sử dụng được gửi đến ruột già và rời khỏi cơ thể dưới dạng chất thải.
Vai trò của gan và tụy trong quá trình tiêu hóa thức ăn
Gan và tuyến tụy làm việc rất nhiều để giúp hệ tiêu hóa. Cả hai làm việc với ruột non. Gan cung cấp mật (được lưu trữ trong túi mật) giúp phá vỡ chất béo. Tuyến tụy cung cấp them enzyme để giúp tiêu hóa tất cả các loại thực phẩm. Gan cũng xử lý thức ăn được tiêu hóa từ máu trước khi chúng được gửi đến những bộ phận khác nhau trong cơ thể để chúng ta sử dụng.