Đến với khổ thơ cuối của bài thơ "Quê hương" của tác giả Tế Hanh, người đọc đã bắt gặp một khung cảnh hức sức nhộn nhịp, vui tươi - đó là cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về. Ngay từ những dòng thơ đầu tiên, tác giả đã viết "Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ". Nếu như những dòng đầu tiên của bài, cảnh đoàn thuyền đánh cá ra đi trong một khí thế thì cảnh trở về trong một khung cảnh hết sức sôi nổi, tấp nập "ồn ào trên bến đỗ", được dân làng “tấp nập” đón tiếp. Niềm vui như được nhân lên gấp bội khi những người đi biển đã trở về bình an và mang về những chiếc ghe đầy ắp cá: “Nhớ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”. Những chiếc thuyền đầy ắp “Những con cá tươi ngon thân bạc trắng” thể hiện cách đánh giá bằng cảm giác, bằng sự ngon miệng, rất thực nhưng cũng rất dân dã. Màu trắng của những con cá tương phản với màu “da ngăm rám nắng” của những người dân chài cho thấy nỗi cực nhọc hòa trộn cùng niềm vui lao động. Câu thơ “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” miêu tả chân thực hình ảnh của những người dân chài luôn phải phơi mình dưới nắng, luôn phải ngâm mình trong nước biển, luôn phải đương đầu với mọi gian nan để mang về “những con cá tươi ngon”. Bên cạnh đó, hình ảnh "con thuyền" còn được nhân hóa bằng các cảm xúc như con người khi “nằm”, “im”, “nghe”. Nhờ ngòi bút tinh tế cùng tình yêu quê hương tha thiết, tác giả Tố Hữu đã tái hiện lại một cách chân thật hình ảnh đoàn thuyền đánh cá trở về sau một ngày lao động vất vả.