Câu 8: a. Từ thế kỉ VIII-I TCN, hình thành những nền văn hoá
- Văn hoá Oc Eo → cơ sở nước Phù Nam.
- Văn hoá Sa Huỳnh → cơ sở nước Champa
- Văn hoá Đông Sơn → cơ sở nước Lạc Việt.
b. Những nét chính về trình độ sản xuất thời văn hóa Đông Sơn:
- Công cụ sản xuất, đồ đựng, đồ trang sức đều phát triển hơn trước.
- Đồ đồng dần thay thế đồ đá.
- Tìm thấy nhiều công cụ, vũ khí bằng đồng: lưỡi cày, rìu, lưỡi giáo, mũi tên... có trang trí hoa văn
- Cuộc sống ổn định
=> Nền sản xuất phát triển.
Câu 9: Vào khoảng các thế kỉ VIII - VII TCN, ở vùng đồng bằng ven các sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, đã dần dần hình thành những bộ lạc lớn, gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế, sản xuất phát triển. Trong các chiềng, chạ, một số người giàu lên, được bầu làm người đứng đầu để trông coi mọi việc ; một số ít nghèo khổ, phải rơi vào cảnh nô tì. Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng thêm.
Việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn gặp nhiều khó khăn.
Vì vậy, cần phải có người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân các làng bản chống lại lụt lội, bảo vệ mùa màng.
Đất đai ở các vùng không giống nhau nên cuộc sống của người dân cũng khác nhau.
Các làng bản có giao lưu với nhau nhưng cũng có xung đột.
Xung đột không chỉ xảy ra giữa người Lạc Việt với các tộc người khác mà còn giữa các bộ lạc Lạc Việt với nhau, cần phải giải quyết các cuộc xung đột đó để sống yên ổn ổn. Nhà nước Văn Lang đã ra đời trong hoàn cảnh phức tạp nói trên.
Câu 10:
Câu 11: Nhà ở phổ biến là nhà sàn mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền, làm bằng gỗ, tre, nứa, lá, có cầu thang tre (hay gỗ) để lên xuống.
Làng, chạ thường gồm vài chục gia đình, sống quây quần ở ven đồi hoặc ở vùng đất cao ven sông, ven biển, ở một vài làng, chạ, người ta đã biết dùng tre rào quanh làng để ngăn thú dữ. Việc đi lại giữa các làng, chạ chủ yếu bằng thuyền.
Thức ăn chính hằng ngày là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá. Trong bữa ăn, người ta đã biết dùng mâm, bát, muôi. Họ còn biết làm muối, mắm cá và dùng gừng làm gia vị.
Ngày thường, nam thì đóng khố, mình trần, đi chân đất ; còn nữ thì mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực. Mái tóc có nhiều kiểu : hoặc cắt ngắn bó xõa, hoặc búi tó, hoặc tết đuôi sam thả sau lưng. Ngày lễ, họ thích đeo các đồ trang sức như vòng tay, hạt chuỗi, khuyên tai. Phụ nữ mặc váy xòe kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hay bông lau.
Câu 12: Xã hội thời Văn Lang đã chia thành nhiều tầng lớp khác nhau : những người quyền quý, dân tự do, nô tì. Tuy vậy, sự phân biệt giữa các tầng lớp này còn chưa sâu sắc.
Sau những ngày lao động mệt nhọc, người dân Văn Lang thường tổ chức lễ hội, vui chơi. Một số hình ảnh về lễ hội đã được ghi lại trên mặt trống đồng. Trai, gái ăn mặc đẹp, nhảy múa, hát ca trong tiếng trống, tiếng khèn, tiếng chiêng náo nức, rộn ràng. Họ còn tổ chức đua thuyền, giã gạo. Trong ngày hội, thường vang lên tiếng trống đồng để thể hiện điều mong muốn được “mưa thuận, gió hòa”, mùa màng tươi tốt, sinh đẻ nhiều, làm ăn yên ổn.
Về tín ngưỡng, người Lạc Việt thờ cúng các lực lượng tự nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng, đất, nước. Người chết được chôn cất trong thạp, bình, trong mộ thuyền, mộ cây kèm theo những công cụ và đồ trang sức quý giá.
Người thời Văn Lang đã có khiếu thẩm mĩ khá cao.
Đời sống vật chất và tinh thần đặc sắc nói trên đã hòa quyện nhau lại trong con người Lạc Việt đương thời, tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc.
Câu 13: Vào cuối thế kỉ III TCN - đời vua Hùng thứ 18, đất nước Văn Lang không còn yên bình như trước nữa. "Vua không lo sửa sang võ bị, chỉ ham ăn uống, vui chơi. Lụt lội xảy ra, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn".
Giữa lúc đó, ở phương Bắc, nhà Tần thông nhất Trung nguyên. Năm 218 TCN, vua Tần sai quân đánh xuống phương Nam để mở rộng bờ cõi. Sau 4 năm chinh chiến, quân Tần kéo đến vùng Bắc Văn Lang, nơi người Lạc Việt cùng sống với người Tây Âu (hay Âu Việt), vốn có quan hệ gần gũi với nhau từ lâu đời. Cuộc kháng chiến bùng nổ. Người thủ lĩnh Tây Âu bị giết nhưng nhân dân Tây Âu - Lạc Việt không chịu đầu hàng, sử cũ Trung Quốc chép: “Người Việt trốn vào rừng, không ai chịu để quân Tần bắt... Rồi họ đặt người kiệt tuấn lên làm tướng, ngày ở yên, đêm đến ra đánh quân Tần”.
Người kiệt tuấn đó là Thục Phán.
Cuộc chiến đấu kiên cường, quyết liệt của cư dân Tây Âu - Lạc Việt đã làm quân Tần như “đóng binh ở đất vô dụng, tiến không được, thoái không xong". Sáu năm sau, “người Việt đã đại phá quân Tần, giết được Hiệu úy Đồ Thư”. Nhà Tần phải hạ lệnh bãi binh.
Câu 14: Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có đời sống vật chất và tinh thần khá phong phú.
* Đời sống vật chất:
- Ăn: Nguồn lương thực chính là thóc gạo (gạo nếp và gạo tẻ), ngoài ra còn có khoai, sắn. Thức ăn có các loại cá, thịt, rau, củ.
- Ở: Tập quán ở nhà sàn.
- Mặc: Nữ mặc áo, váy. Nam đóng khố.
Câu 15: Đất nước Âu Lạc yên ổn chưa được bao lâu thì xảy ra cuộc xâm lược của Triệu Đà.
Triệu Đà là một tướng của nhà Tần, được giao cai quản các quận giáp phía bắc Âu Lạc (tương ứng với Quảng Đông, Quảng Tây thuộc Trung Quốc ngày nay). Năm 207 TCN, nhân lúc nhà Tần suy yếu, Triệu Đà đã cắt đất ba quận, lập thành nước Nam Việt, sau đó đem quân đi đánh các vùng xung quanh và đánh xuống Âu Lạc. Quân dân Âu Lạc, với vũ khí tốt và tinh thần chiến đấu dũng cảm, đã đánh bại các cuộc tấn công của quân Triệu, giữ vững nền độc lập của đất nước. Triệu Đà, biết không thể đánh bại được quân ta, bèn vờ xin hòa và dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nước ta.
Năm 179 TCN, sau khi đã chia rẽ được nội bộ nhà nước Âu Lạc, khiến các tướng.giỏi như Cao Lỗ, Nồi Hầu phải bỏ về quê, Triệu Đà lại sai quân đánh Âu Lạc. An Dương Vương do không đề phòng, lại mất hết tướng giỏi, nên bị thất bại nhanh chóng. Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu.