C1:*Nước Chăm Pa*
-Hoàn cảnh ra đời:Năm 192-193, nhân dân Tường Lâm của Khu Liên đã nổi dậy và giành được độc lập. Khu Liên tự xưng là vua, đặt tên nước là Lâm Ấp. Các vua tiến hành xây dựng lực lượng quân sự khá mạnh, hợp nhất các bộ lạc, tấn công các nước láng giềng để mở rộng lãnh thổ rồi đổi tên nước là Champa ( thế kỉ VI) đống đô ở Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu-Quảng Nam)
-Thể chế chính trị:Quân chủ chuyên chế
-Tình hình văn hoá và tín ngưỡng:
+Thế kỉ IV có chữ viết là chữ Phạn của Ấn Độ
+Theo đạo Bà La Môn và Phật giáo
+Ở nhà sàn,ăn trầu,có tục hoả tán người chết
*Nước Phù Nam*
-Hoàn cảnh ra đời:xuất hiện khoảng đầu CN, ở khu vực hạ lưu và châu thổ sông Mê-Kông
-Thể chế chính trị:Quân chủ chuyên chế
-Tình hình văn hoá và tín ngưỡng:
+Ở nhà sàn
+Theo đạo Bà La Môn và Phật giáo
+Nghệ thuật ca múa nhạc phát triển
C2 Hiểu biết của em về sự chuyển biến của địa giới hành chính nước ta từ năm 179TCN đến thế kỉ X:
-Năm 179TCN,Triệu Đà xác nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt,chia Âu Lạc 2 quận là Giao Chỉ và Cửu Chân
-Năm 111TCN,nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia thành 3 quận là Giao Chỉ,Cửu Chân và Nhật Nam->gộp với 6 quận của nhà Hán thành Châu Giao
-Năm-,nhà Ngô tách Châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu
-Đầu thế kỉ VI,nhà Lương thành lập và đô hộ Giao Châu,chia Giao Châu thành 6 châu:Giao Châu,Ái Châu,Đức Châu,Lợi Châu,Minh Châu và Hoàng Châu
-Năm 618,nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ để cai quản 12 châu->trong đó đất Âu Lạc cũ bị chia thành 6 châu:Giao Châu,Phong Châu,Trường Châu,Ái Châu,Phúc Lộc Châu,Hoan Châu
C3 Phương thức bóc lột cơ bản của triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta:
Chính sách cai trị của bọn đô hộ đối với nhân dân ta vô cùng tàn bạo, chia lại đơn vị hành chính, cử quan lại người Hán cai trị tới cấp huyện, tiến hành bóc lột dã man bằng các loại thuế và lao dịch nặng nề, vơ vét tài nguyên bằng cách bắt cống nộp, đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng. Thâm hiểm nhất là chính sách đồng hoá dân ta về mọi mặt hòng xoá bỏ dân tộc ta...
C4
*Sự chuyển biến*:
— Về kinh tế:
+ Nông nghiệp : nhờ công cụ bằng sắt được sử dụng phổ biến nên diện tích trồng trọt được mở rộng và các công trình thuỷ lợi được xây dựng nên năng suất lúa cao hơn trước.
+ Thủ công nghiệp : việc khai thác vàng, bạc được đẩy mạnh, các nghề truyền thống phát triển hơn trước và nhân dân đã tiếp thu mội số nghề mới từ Trung Ọuốc như làm giấy, thuỷ tinh.
+ Thương mại : nhờ sự phát triển của thủ công nghiệp và hệ thống giao thông thuỷ, bộ phát triển nên việc buôn bán được mở rộng và phái triển hơn trước.
-Văn hoá : một mặt nhân dân ta đã tiếp thu những yếu tố tích cực của văn hoá Trung Hoa, nhưng mặt khác vẫn bảo tồn nền văn hoá truyền thống dân tộc.
-Xã hội : do những chính sách cai trị tàn bạo, vơ vét nặng nề của các triều đại phương Bắc đã làm xuất hiện mâu thuẫn mới giữa nhân dân ta với chính sách cai trị tàn bạo, vơ vét nặng nề của các triều đại phương Bắc đã làm xuất hiện mâu thuẫn mới giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ.