Thụ phấn nhờ gió:
Thụ phấn nhờ gió là một dạng thụ phấn của thực vật, trong đó các hạt phấn được gió phân tán. Các loại hoa thụ phấn nhờ gió thường nhỏ, không có mùi thơm, màu sắc không mấy sặc sỡ, không có tuyến mật, tràng hoa đơn giản hoặc không có. Mày hoa cực nhỏ, tách các mày ra để bao phấn bật tung ra ngoài. Đặc điểm: Hoa thường tập trung ở ngọn cây, bao hoa thường tiêu giảm, chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng, hạt phấn rất nhiều, nhỏ và nhẹ, đầu hoặc vòi nhụy dài, có nhiều lông. Một số loài thực vật thụ tinh nhờ gió là bồ công anh, cây lúa, cây ngô, cây lau,...
Thụ phấn nhờ côn trùng:
Thụ phấn nhờ côn trùng (entomophily) là một dạng thụ phấn của thực vật, trong đó các hạt phấn hoa được côn trùng phân phát, cụ thể là các loài ong, các côn trùng cánh vẩy (như các loài bướm ngày và bướm đêm), côn trùng hai cánh và bọ cánh cứng. Các loài thực vật có kiểu thụ phấn nhờ côn trùng thường tiến hóa để có các cơ chế và đặc điểm làm cho chúng trở nên hấp dẫn hơn đối với côn trùng, chẳng hạn màu sắc rực rỡ hay mùi (thơm, thối) mạnh, mật hoa cũng như các hình dáng hay kiểu mẫu hấp dẫn khác. Các hạt phấn của các loài thực vật này nói chung là lớn hơn so với các hạt phấn mịn của thực vật thụ phấn nhờ gió (anemophily). Chúng thông thường chứa nhiều chất có giá trị dinh dưỡng đối với côn trùng, để chúng có thể sử dụng làm thức ăn và bằng cách đó một cách ngẫu nhiên phát tán các hạt phấn hoa này sang các hoa khác.
Thụ phấn nhờ con người:
Con người đã giúp thực vật thụ phấn và đi rất xa