- Khi gió thổi không khí xuyên qua cây xanh, hàm lượng bụi trong không khí sẽ được các lá cây giữ lại phần lớn, làm cho không khí trong sạch hơn. Cây càng rậm rạp, lá càng sù sì thì bụi càng dễ bám hơn. Khi lá cây đã bám đầy bụi, trời mưa sẽ rửa sạch lá và lá sẽ tiếp tục chu kỳ hấp phụ bụi. Tổng lượng bụi được bám giữ trên 1 cây có tán lá lớn, rậm có thể đạt tới từ 10-30kg. Nồng độ bụi trong không khí thổi qua cây xanh có thể giảm đi từ 20-60%.
- Dưới tác dụng của bức xạ mặt trời, cây xanh sẽ hút nước từ đất, hấp thụ nhiệt bức xạ mặt trời và hấp thụ khí cacbonic (CO2) từ không khí để tiến hành lục diệp hóa và nhả ra khí Oxygen (O2) - rất hữu ích đối với sức khỏe con người và giảm thiểu khí "nhà kính" (gây biến đổi khí hậu). Vì vậy so với vùng đất trống không trồng cây, thì nhiệt độ không khí ở vùng cây xanh ban ngày thấp hơn từ 1-30C, hàm lượng oxy trong không khí lớn hơn tới 20% và hàm lượng CO2 ít hơn. Trong quá trình lục diệp hóa cây xanh sẽ hấp thụ bức xạ mặt trời, hấp thụ nhiệt nên có tác dụng làm giảm sự chói chang trong những ngày nắng nóng, giảm phản xạ bức xạ mặt trời lên công trình, làm giảm nhiệt độ không khí dưới vùng cây xanh và có thể làm tăng độ ẩm không khí từ 2% - 5%, tăng độ ẩm không khí cũng là có lợi đối với ngày khô nóng (gió Lào).
Theo tài liệu nghiên cứu của Nhật Bản:
+ Trung bình 1 ha rừng hay vườn cây rậm rạp có thể hấp thụ 1000kg CO2 và thải ra 730kg O2 mỗi ngày. Trung bình 1 ha thảm cỏ thể hấp thụ 360kg CO2 và thải ra 240kg O2 mỗi ngày.
+ Trung bình 1 người lớn mỗi ngày đêm hô hấp 0,75kg O2 và thải ra 0,9kg CO2. Do đó mỗi người dân đô thị cần có diện tích khoảng 10m2 cây xanh hoặc 25 m2 thảm cỏ để bảo đảm chất lượng không khí tốt cho cuộc sống của con người.
- Cây xanh có khả năng hấp thụ tiếng ồn. Khả năng hấp thụ tiếng ồn của cây xanh phụ thuộc vào dải cây xanh rậm rạp hay thưa thớt, rộng hay hẹp, cao hay thấp. Các hàng cây rậm rạp có thể hấp thụ và làm giảm tiếng ồn khoảng 2 d.
- Cây xanh có tác dụng sát trùng, diệt các vi trùng, vi khuẩn độc hại, vệ sinh môi trường, hấp thụ các khí độc hại, như là các loại cây sau (xếp thứ tự từ cây có tác dụng sát trùng cao đến thấp): các loại cây thông, sồi đỏ, sồi đen, trắc bá diệp, linh sam, trăn, dâu da, v.v…
2. Giảm thiểu úng ngập và ô nhiễm môi trường đất, nước
- Cây xanh có khả năng lưu giữ một phần nước mưa trên cây, giữ cho mặt đất xốp cùng với hệ rễ cây đâm sâu xuống đất giúp cho nước mưa thẩm thấu nhanh xuống đất, làm giảm tình trạng úng ngập trong đô thị. Cũng nhờ tính năng này mà ở vùng trung du và miền núi, rừng cây xanh có tác dụng điều hòa nước mưa, làm giảm xói lở đất, giảm lũ tràn, lũ ống, lũ quét.
- Cây xanh có khả năng hấp thụ nhiều chất ô nhiễm độc hại trong môi trường nước và trong môi trường đất, đặc biệt là hấp thụ và giữ chứa lâu dài các chất kim loại nặng, như là chì, asen, thủy ngân... trong các mô bì của lá cây, trong thân cây, cành cây và rễ cây Do cây xanh có khả năng hấp thụ chất ô nhiễm cho nên hiện nay người ta đã sử dụng một số loài thực vật trong dây truyền hệ thống xử lý nước thải, và đang nghiên cứu sử dụng một số loài thực vật để xử lý ô nhiễm đất, hấp thụ kim loại nặng, phục hồi chất lượng đất, kể cả hấp thụ Dioxin trong đất.
3. Tăng mỹ quan đô thị
Hệ thống cây xanh đô thị làm tăng thẩm mỹ cảnh quan đô thị, tạo ra cảm giác êm dịu về mầu sắc và môi trường khí hậu đô thị, tôn cao giá trị thẩm mỹ của các công trình kiến trúc, các đài kỷ niệm, các danh lam, thắng cảnh, phục vụ cho nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi, đi dạo và ngoạn mục của nhân dân đô thị, cũng như các khách vãng lai và khách du lịch.
bởi Tên Ák Không Biết 13/10/2018 Like (0) Báo cáo sai phạm