Đáp án đúng:
Giải chi tiết:1. Giải thích
- Chi tiết nghệ thuật: là những tình tiết có giá trị, nói lên tư tưởng chủ đề của tác phẩm, là sản phẩm sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, thể hiện tư tưởng của người nghệ sĩ.
- Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn. (Dẫn chứng những chi tiết nghệ thuật)
- Chi tiết cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương là chi tiết nghệ thuật đặc sắc.
- Qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương, có ý kiến nhận xét: Hình ảnh cái bóng là chi tiết nghệ thuật đắt giá, tạo sự bất ngờ, hấp dẫn của tình huống, sự chặt ché cho cốt truyện. Cũng có người cho rằng: Cái bóng thể hiện những giá trị nhân văn sâu sắc của ngòi bút Nguyễn Dữ về số phận và hạnh phúc con người nói chung.
- Ý kiến: đồng ý với cả hai nhận xét trên. Hai ý kiến bổ sung cho nhau, hoàn thiện ý ngĩa của chi tiết cái bóng.
2. Phân tích
a.Hình ảnh cái bóng là chi tiết nghệ thuật đắt giá, tạo sự bất ngờ, hấp dẫn của tình huống, sự chặt ché cho cốt truyện.
-Tất cả mọi diễn biến, tính cách, số phận nhân vật đều xoay quanh hình ảnh cái bóng.
- Cái bóng không xuất hiện ở phần đầu, phần giữa, cũng không được miêu tả trong đời thực của hai mẹ con. Nó xuất hiện một lần duy nhất ở cuối tác phẩm, lại là cái bóng của Trương Sinh.
- Nhờ tài sắp xếp như thế mà câu chuyện trở nên hồi hộp, hấp dẫn, kịch tính, mỗi lúc một căng thẳng.
- Cái bóng thắt nút và cũng mở nút câu chuyện:
+ Thắt nút vì: đối với Vũ Nương những ngày xa chồng, đó là ước mong vợ chồng được quấn quýt như hình với bóng. Đó cũng là tấm lòng của người mẹ muốn con được sống trong tình yêu thương của đầy đủ bố và mẹ.
Với bé Đản ba tuổi ngây thơ, đó là cha đên nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi.
Với Trương Sinh, cái bóng là nguồn gốc của cơn ghen tuông, để đến nỗi đẩy vợ vào đường chết.
=>Như vậy, một câu nói ngây thơ của đứa trẻ đã dẫn đến bão táp dây chuyền trong cuộc sống của đôi vợ chồng: chồng nghi kị vợ, hạnh phúc gia đình lìa tan, cuối cùng là cái chết bi thảm của người vợ trong trắng, thủy chung.
+ Cái bóng mở nút vì nhờ cái bóng mà Trương Sinh hiểu ra sự tình, biết được nỗi oan của vợ. Bao nhiêu nghi ngờ, oan ức được hóa giải nhờ cái bòng.
=>Tình huống, tình tiết câu chuyện xoay xung quanh cái bóng.
b. Cái bóng thể hiện những giá trị nhân văn sâu sắc của ngòi bút Nguyễn Dữ về số phận và hạnh phúc con người nói chung.
- Chi tiết cái bóng có ý nghĩa sâu sắc:
+ Tố cáo thói ghen tuông, ích kỉ, trưởng giả.
+ Lên án chế độ phong kiến tiếp tay cho kẻ ác.
+ Phản ánh số phận của người phụ nữ oan khuất.
+ Khẳng định lòng thủy chung của Vũ Nương
3. Tổng kết
- Tài năng tác giả sáng tạo ra chi tiết nghẹ thuật độc đáo.
- Tư tưởng nhân đạo sâu sắc.