Trong sinh hoạt xã hội ngoài công việc mưu tìm những tiện nghi thiết thực cho cuộc sống của thể xác, con người còn cố gắng vươn tới những mưu tìm khác hơn để thỏa mãn đòi hỏi của tinh thần. Chính những cố gắng đó đã đưa con người tới địa hạt văn chương và nghệ thuật.Biết bao nhiêu lần người ta đã đặt ra những câu hỏi: Nghệ thuật có thật sự cần thiết cho đời sống chăng? Mối tương quan của nó đối với cuộc sống ra sao? Ví thử phút chốc bao nhiêu công trình nghệ thuật đều biến mất thì sẽ ảnh hưởng gì đối với đời sống chúng ta?Câu hỏi đặt ra như vậy cũng đủ chứng tỏ sự quan tâm đến vấn đề. Nhưng câu giải đáp luôn luôn là một cố gắng đào sâu và tìm hiểu. Sự hiện diện của nghệ thuật trong đời sống hàng ngày đã tự nó nói lên đầy đủ ý nghĩa cho sự có mặt của nó.Xét về mặt tác dụng của nghệ thuật trong đời sống xã hội, tất nhiên còn tùy theo khía cạnh khác nhau, và tùy từng bộ môn khác biệt.Nó diễn tả và giải thích cuộc sống, nó ghi lại bằng cách phản ảnh cuộc sống và đồng thời hy vọng khám phá được những chân lý cuộc sống, tìm hiểu ý nghĩa và làm giàu cho cuộc sống.Nghệ thuật vốn vẫn được coi như có nhiều tính chất khác biệt với khoa học, bởi thành kiến cho rằng sinh hoạt nghệ thuật là những hoạt động thuộc về cảm xúc liên hệ chặt chẽ đến các giác quan. Trái lại, sinh hoạt khoa học thiên về trí óc nên căn bản là lý trí.Thành kiến đó ngày nay không còn đứng vững do những khám phá mới mẻ nhất, người ta bắt đầu nhận thấy sáng tác nghệ thuật luôn luôn bắt nguồn từ con người toàn diện.Tác phẩm hội họa, âm nhạc hay điêu khắc, kiến trúc đều liên quan và đòi hỏi sự tham dự của toàn thể khả năng con người, ý chí, tình cảm, kiến thức, bản năng. Ở địa hạt khoa học, các khoa học gia đôi khi nhờ ở trực giác, ở cảm xúc trong những công cuộc tìm kiếm về khoa học.Thời đại của chúng ta có thể tự hào đã có những nhận định rõ ràng về nghệ thuật, không còn là một sinh hoạt thứ yếu trong đời sống.Từ thế kỷ trước, dư luận chung vẫn thường quan niệm những bức họa và những pho tượng chỉ là những thứ đồ trang trí phù phiếm cho đời sống. Nhưng thục sự thì càng ngày người ta càng nhận thấy giá trị về tinh thần của những tác phẩm nghệ thuật.Đứng về mặt nhu cầu vật chất, người ta cũng có thể lập luận rằng trong một thế giới mà 2/3 dân số còn đói ăn; nhân loại đang trong tình trạng đe dọa bị tiêu hao lần lần thì những “giải quyết” của nghệ thuật chỉ nên coi như bất lực.Nhưng dù sao đi nữa, thì giá trị thật sự mà nghệ thuật đã đem lại không còn cho phép người ta coi nó như một trò giải trí suông.Song lẽ, một bức họa nếu không còn bị coi như một món đồ trang trí thì nhiều người lại cho rằng nghệ thuật chỉ có mục đích duy nhất là sự tìm hiểu, và nghệ thuật bỗng trở thành một khoa học để nghiên cứu về tâm lý, về lịch sử, địa dư, về sinh hoạt xã hội. Louis Hourticq, trước những bức cổ họa d` Altamita đã nhận thấy sự chính xác của các hình vẽ, sự đúng đắn của công việc quan sát nên đã kết luận: “có những thắc mắc băn khoăn của một trí thức để nắm vững sự thực qua cái hình dáng bên ngoài” và ông nói thêm: tôi cho đó là quan niệm căn bản của nghệ thuật tạo hình Âu châu; nó nói lên sự hiếu kỳ trí thức và sẽ dẫn dắt nghệ sĩ tới địa hạt hình học máy móc, thân thể hình học và tâm lý học.Chính Taine, tác giả của cuốn Triết học về nghệ thuật đã phải kinh ngạc khi nhận thấy có nhiều trùng hợp giữa một ấn tượng nghệ thuật và một khám phá về khoa học. Xét theo khía cạnh mà nghệ thuật ghi lại và phản ảnh sinh hoạt xã hội, các nhà làm lịch sử cho rằng: nghệ thuật của bất cứ thời đại nào trong bất cứ một nền văn hóa nào đều mang theo nhiều dấu vết của thời đại ấy và nền văn hóa ấy.Trong thời đại phôi thai nhất, ở thời đại mệnh danh là thạch khí, con người cũng để lại những bức vẽ trên vách đá và cả những công trình điêu khắc nữa.Những nhà nghiên cứu, những sử gia đã phải căn cứ vào những di tích đó mới có thể xây dựng lại sự tiến triển của loài người. Họ đã tìm được những gì trong các công trình nghệ thuật đó. Trước hết là những sinh nhoạt thuờng ngày như công việc săn bắn, đồng áng, chài lưới, qua những sinh hoạt cụ thể đó còn tìm thấy những ý nghĩ về sự sống chết về những niềm tin tưởng, cũng như những nỗi lo lắng vui buồn của con người cổ sơ. Và cũng như sau này các nhà làm sử tương lai sẽ nhìn lại thế kỷ của chúng ta qua những tác phẩm nghệ thuật; Họ sẽ tìm thấy những băn khoăn của chúng ta về thời gian và tốc độ, những xung độ liên tục giữa các tư tưởng, những khát vọng về tình thương cũng như những nhu cầu về đời sống, về những cuộc chiến tranh và những ngày tháng hòa bình. Ngày nay sống trong một nền văn minh phức tạp, những nhu cầu vật chất gia tăng đến mức độ gần như trói hãm con người trong phạm vi những đồ vật do chính mình tạo ra. Và bởi vậy, con người cũng thường lãng quên mục tiêu và lý do tồn tại của mình. Nghệ thuật còn vun đắp tâm hồn con người . Như trong chuyện Bức tranh của em gái tôi, nhờ lòng nhân hậu, tình yêu anh da diết và tài năng hội họa thiên bẩm cô bé Kiều Phương đã vẽ nên một bức tranh kì diệu. Bởi nó không chỉ đẹp về nghệ thuật, về cách phối màu và ý tưởng mà nó còn hóa giải tâm hồn người anh, thức tỉnh người anh nhận ra cái sai của mình. Từ đó mở lòng hơn với cô bé. "Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những khiếp lầm than"(Nam Cao - Ánh trăng). Như vậy, nghệ thuật được nhào nặn từ nền tảng của hiện thực để xây dựng bức tranh cuộc sống tâm hồn con người thêm phong phú và đầy màu sắc hơn.