*Quốc gia Phù Nam:
- Bao gồm nhiều tiểu quốc, bộ phận chủ yếu ở vùng Tây Nam Bộ có tiếng nói thuộc ngữ hệ Nam Đảo. Thể chế chính trị quân chủ, do vua đứng đầu nắm mọi quyền hành.
+ Về kinh tế:
- Cư dân Phù Nam sản xuất nông nghiệp, kết hợp với làm nghề thủ công, đánh cá và buôn bán. Ngoại thương đường biển rất phát triển.
+ Về văn hóa:
- Ở nhà sàn rất phổ biến. Phật giáo và Hinđu giáo được sùng tín. Nghệ thuật ca, múa nhạc phát triển.
+ Về xã hội:
- Xã hội đã có sự phân hoá giàu nghèo thành các tầng lớp quý tộc, bình dân và nô lệ.
*Quốc gia Chăm Pa:
+ Về kinh tế:
- Nông nghiệp: Trồng lúa nước 2 vụ trong năm. Làm ruộng bậc thang. Công cụ lao động bằng sắt. Biết dùng trâu bò để cày bừa. Sáng tạo ra xe guồng nước. Trồng nhiều cây ăn quả, cây công nghiệp. Khai thác thổ sản, đánh bắt cá
- Thủ công nghiệp: Nghề làm gốm, dệt vải phát triển
- Thương nghiệp: Trao đổi buôn bán hàng hóa với nhân dân ở các quận Giao Châu, Trung Quốc và Ấn Độ...
+ Về văn hóa:
- Có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn
- Theo đạo Bà La Môn và đạo Phật
- Có tục hỏa táng người chết
- Ở nhà sàn, có thói quen ăn trầu
- Kiến trúc điêu khắc tiêu biểu là tháp Chăm